Esports đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, đem về thu nhập lớn cho những tuyển thủ. Bên cạnh công việc game thủ chuyên nghiệp, Esports cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp khác như huấn luyện viên, phóng viên, quan hệ công chúng hay quản lý Esports.
Thông thường, một quản lý Esports sẽ là người sắp xếp lịch trình và người chịu trách nhiệm về sinh hoạt, sức khỏe và hình ảnh trước công chúng của tuyển thủ, đảm bảo cho họ có được điều kiện tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về công việc của một quản lý Esports, hãy lắng nghe những chia sẻ của Kim Ga-hyeon, quản lý của đội tuyển Kwangdong Freeces hiện đang thi đấu tại LCK.
Xin mời bạn giới thiệu về bản thân
Ga-hyeon: Tôi là Kim Ga-hyeon, hiện đang làm việc cho bản quản lý của Kwangdong Freecs. Tôi là người phụ trách các đội LMHT, Tốc Chiến và Kart Riders của tổ chức. Tôi sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý các thành viên trong đội, các kênh truyền thông và những nội dung trên stream, youtube cùng các hoạt động online và offline.
Bạn đã bắt đầu làm việc trong lĩnh vực thể thao điện tử từ bao giờ?
Ga-hyeon: Tôi đã đam mê games từ khi học trung học nhưng ở thời điểm đó, Esports chưa có sự phát triển lớn mạnh như hiện tại, thế nên tôi chưa từng suy nghĩ quá nhiều về một công việc trong lĩnh vực Esports. Khi vào đại học, tôi đã tham gia Hiệp hội Esports Đại học và được trải nghiệm quá trình vận hành các giải đấu lớn. Đó là thời điểm tôi bắt đầu nghĩ về việc làm việc trong lĩnh vực Esports.
Vào thời điểm đó, Esports còn là ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nên ban đầu tôi không biết mình phải làm gì. Sau đó, tôi đã thực tập tại Afreeca TV và Riot Games, đồng thời nhận được những lời khuyên từ những người làm việc trong lĩnh vực Esports.
Ban đầu, gia đình tôi đã phản đối vì họ nghĩ rằng tôi sẽ không thể kiếm sống từ games. Tuy nhiên, công việc thực tập của tôi đã thay đổi quan điểm của họ. Bây giờ, họ còn theo dõi từng trận đấu của Kwangdong Freecs và hỏi tôi ai là MVP sau mỗi trận đấu.
Bạn có thể miêu tả chi tiết hơn về công việc của mình không?
Ga-hyeon: Có quá nhiều điều khác nhau mà tôi không thể mô tả chi tiết., nên tôi chỉ có miêu tả công việc của một quản lý Esports sẽ là bất cứ điều xung quanh các tuyển thủ, từ sắp xếp lịch trình, sinh hoạt cho đến các hoạt động offline/online với người hâm mộ.
Chúng tôi cũng sẽ lên kế hoạch, quay phim và chỉnh sửa các video content trên kênh Youtube của KDF, đồng thời tạo các events trên các trang mạng xã hội. Khi mùa giải kết thúc, chúng tôi giúp các tuyển thủ làm việc với nhà tài trợ và giao lưu với fan hâm mộ.
Tôi rất thắc mắc về lịch trình công việc của một quản lý Esports?
Ga-hyeon: Thông thường tôi sẽ làm việc từ 10h00 sáng đến 06h00 tối, nhưng lịch trình của tôi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lịch trình của các đội tuyển. Các trận đấu thường diễn ra vào buổi tối, vào dịp cuối tuần nên chúng tôi cũng phải điều chỉnh lịch làm việc của mình. Kể cả khi không có trận đấu, các tuyển thủ cũng sẽ lyện tập rất muộn, chúng tôi sẽ phải bên cạnh để hỗ trợ.
Điều gì khiến bạn hài lòng nhất về công việc của mình?
Ga-hyeon: Tôi cảm thấy rất mãn nguyện khi chứng kiến các tuyển thủ luyện tập vô cùng chăm chỉ, trao đổi và đón nhận phản hồi của nhau tới hơn 12h mỗi ngày. Niềm đam mê của họ đã tạo động lực cho tôi.
Tôi cũng cảm thấy hài lòng mỗi khi nhận được những phản hồi tích cực của người hâm mộ. Tôi tin phản ứng của các fan là vô cùng quan trọng, chúng tôi luôn lắng nghe những phản hồi của người hâm mộ và sẵn sàng đáp ứng những ý kiến của họ.
Đâu là khó khăn lớn nhất trong công việc của bạn?
Ga-hyeon: Sức khỏe là vấn đề lớn nhất vì tôi phải làm việc muộn, kể cả những dịp cuối tuần. Tôi đã phải tập thể dục để cố gắng thích nghi với công việc. Khó khăn cũng đến khi các tuyển thủ gặp vấn đề về tâm lý khi phải nhận chuỗi thua và bị kẹt ở nhóm cuối trên bảng xếp hạng.
Bạn có lời khuyên nào dành cho những người đang và sẽ làm việc trong ngành công nghiệp Esports?
Ga-hyeon: Nền công nghiệp Esports đã phát triển lớn mạnh, giải đấu LCK cũng đã được biết đến rộng rãi với công chúng, nên tôi tin rằng sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Nếu bạn giỏi lắng nghe và có khả năng giao tiếp tốt, bạn sẽ phù hợp với công việc quản lý. Điều quan trọng nhất là bạn phải thể hiện được sự tự tin trong quá trình phỏng vấn.
Sẽ là điểm cộng lớn nế bạn giỏi chỉnh sửa video và biết photoshop. Ngoài ra, nếu bạn giỏi ngoại ngữ, bạn sẽ ghi điểm bởi các đội tuyển thường cập nhật các bài viết và video bằng hai ngôn ngữ để phục vụ các fan nước ngoài. Những kinh nghiệm liên quan đến games, như là marketing cũng sẽ rất hữu ích với CV của bạn.