Tổn thương gân cơ và cách phòng tránh, sơ cứu (Phần 1)

thứ tư 30-12-2015 10:54:40 +07:00 0 bình luận
Bác sỹ Lê Thanh Tùng, Chuyên khoa cấp II ngoại chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về loại tổn thương này.
 Bác sỹ Lê Thanh Tùng, Chuyên khoa cấp II ngoại chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Thể thao Việt Nam)

Bác sỹ Lê Thanh Tùng

Chấn thương cơ bắp

Các loại tổn thương cơ bắp và biểu hiện thường gặp:

Chấn thương cơ bắp

+ Giãn cơ: Người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ, thường không xuất hiện bầm tí nhưng sẽ sưng nhẹ sau đó.

+ Căng cơ: Một vài sợi cơ bị đứt. Đau nhiều và phải ngưng hoạt động, có thể xuất hiện vết bầm tím sau một thời gian.

+ Rách cơ: Xuất hiện vết bầm tím do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Bệnh nhân có thể nghe tiếng "bựt" hay "rắc" tại chỗ bị thương, cảm giác đau dữ dội và có thể gây ngất xỉu.

+ Đứt cơ hoàn toàn: xuất hiện bầm tím tụ máu nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo. Mất khả năng hoàn toàn.

Chấn thương cơ bắp

Sơ cứu: Dừng mọi hoạt động, chườm đá, tránh xoa bóp (trừ khi bị đau nhức thông thường có thể thoa nhẹ thuốc bóp). Cần đưa ngay đến bác sĩ nếu bị rách hoặc đứt cơ.

Tổn thương dây chằng

Biểu hiện khi dây chằng bị tổn thương: Đau khi ấn vào vùng tổn thương, sưng nề, bầm tím tại chỗ, giới hạn một phần vận động, có thể gây trật khớp.

Tổn thương dây chằng

Sơ cứu :

+ Nghỉ ngơi ngay lập tức sau chấn thương, có thể bất động tạm thời khi bị chấn thương với nẹp.

+ Chườm lạnh trong khoảng 10 – 15 phút, không nên để quá lâu có thể gây bỏng lạnh, có thể lập lại nhiều lần trong ngày.

+ Băng ép, có thể thực hiện cùng lúc với chườm lạnh. Sử dụng băng chun 5- 10cm quấn xung quanh vùng tổn thương, chú ý vòng đầu hơi chặt sau đó lỏng dần để tránh chèn ép mạch máu và thần kinh.

+ Kê cao chi bị chấn thương 10 -15 cm giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm.

Tổn thương dây chằng

Chú ý: Trong 48 giờ đầu không được chườm và xoa bóp các loại dầu nóng, có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để trợ giúp. Nếu sau 72 giờ tổn tương không giảm nhiều nên đến khám chuyên khoa.

Một số biện pháp phòng trách

- Khởi động kỹ trong khoảng 15 phút: chạy tại chỗ, nhảy, cử động các bộ phận trên cơ thể và duỗi người, đặc biệt chú ý đến những cơ bắp sẽ phải làm việc nặng.

- Thường xuyên uống đủ nước. Nếu bị mất nước thì hiệu suất vận động và sự chú ý của bạn sẽ giảm sút, trong khi các cơ bắp sẽ không thể loại bỏ chất thải một cách hiệu quả.

- Duỗi người: việc duỗi người dần dần sẽ chuẩn bị cho cơ thể để sẵn sàng đối phó với những va chạm xảy đến với hệ thống gân và cơ. 

Quý độc giả và người yêu thể thao quan tâm có thể phản hồi và đặt câu hỏi về Tòa soạn, qua số điện thoại (04) 32669666 hay địa chỉ email: [email protected].

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật, chọn lựa và xử lý để đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất các phản ánh, câu hỏi của quý độc giả.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm