Trầm cảm thể thao với người tập thể dục

Thanh Mai
chủ nhật 10-10-2021 9:35:58 +07:00 0 bình luận
Tập thể dục, thể thao có tác dụng trong việc ngăn chặn hay chữa khỏi những bệnh liên quan đến tâm lý, đặc biệt là trầm cảm, hay không? Đó là điều các nhà nghiên cứu vẫn đang đi tìm câu trả lời.

Sức khỏe tâm lý trở thành vấn đề của nhiều người ở tất cả mọi lĩnh vực, chứ không riêng gì thể thao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, trầm cảm ở những người chơi thể thao như: áp lực thành tích, chấn thương kéo dài hoặc áp đặt vô lý từ người xung quanh, cổ động viên…

Tuy nhiên, người ta lại đang đi tìm câu trả lời ở khía cạnh ngược lại là: liệu chơi thể thao có thật sự giúp con người phòng ngừa sự khởi phát của căng thẳng hay trầm cảm hay không?

Thể dục, thể thao trong việc điều trị trầm cảm

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 33.000 người hoàn toàn khỏe mạnh, không gặp các vấn đề về tâm lý và thu thập dữ liệu về họ trong vòng hơn 10 năm.

Kết quả ghi nhận có đến 44% số người không tập thể dục có dấu hiệu xuất hiện những triệu chứng của trầm cảm, so với những người dành từ 1-2 giờ để tập thể dục mỗi tuần.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm người dành ít nhất một giờ trong tuần để tập thể dục thì 12% trường hợp trầm cảm có thể phòng ngừa được.

Nguyễn Thị Ánh Viên được coi là VĐV bơi xuất sắc nhất của Việt Nam nhiều năm qua

Tuy vậy, thời lượng tập luyện như trên được coi là quá ít và không có tác dụng trong việc làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng lo âu, căng thẳng… và đây chính là khởi nguồn của việc dẫn đến trầm cảm sau này.

Tiếp theo, các nhà khoa học lại tiến hành nghiên cứu trên những người đã mắc bệnh trầm cảm để tìm hiểu về tác dụng của thể dục, thể thao với căn bệnh này.

600 bệnh nhân mắc trầm cảm ở các mức độ từ nhẹ tới trung bình được yêu cầu tập thể dục ở nhiều mức độ, ở nhiều môn thể thao khác nhau, kéo dài trong 12 tuần.

Kết quả thu được là mức độ căng thẳng, lo âu ở những bệnh nhân này có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu giữ việc tập thể dục đều đặn thì tác dụng của những hoạt động này có thể kéo dài khoảng 1 năm.

Như vậy, có thể khẳng định là thể dục, thể thao có tác dụng trong việc làm giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Tuy nhiên, việc chữa khỏi trầm cảm bằng thể thao vẫn là vấn đề mà các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu.

Nguyễn Thị Ánh Viên được đầu tư trọng điểm nhiều năm nay và là một trong những VĐV bơi xuất sắc nhất của Đông Nam Á

Trầm cảm trong giới thể thao

Mặc dù thể dục, thể thao được cho là một trong những liệu pháp có thể phòng ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng về sức khỏe tâm lý, nhưng lĩnh vực này cũng là mảng có nhiều người mắc chứng trầm cảm.

Những nguyên nhân gây ra trầm cảm trong lĩnh vực thể thao đã được liệt kê rõ trong bài viết dưới đây. Đọc để có thêm thông tin.

Một trong những VĐV từng liên quan đến trầm cảm đang được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là Nguyễn Thị Ánh Viên. Nữ kình ngư của đoàn Quân Đội mới đây lần thứ hai viết thư xin được rời đội tuyển quốc gia bơi Việt Nam, chấm dứt sự nghiệp thi đấu thể thao đỉnh cao ở tuổi 25.

Ánh Nguyên được công nhận là nữ VĐV bơi thành công nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam. Cô gái quê Cần Thơ được coi là một tài năng bơi hiếm có mà rất lâu nữa chưa chắc có người thứ hai tại Việt Nam. Ánh Viên đã giành hơn 150 huy chương các loại ở tất cả các giải đấu trong và ngoài nước, trong đó có 25 HCV, 9 HCB, 2 HCĐ SEA Games…

Nguyễn Thị Ánh Viên (giữa) được đánh giá là vô đối ở SEA Games, nhưng thành tích chưa thể vươn tới đẳng cấp châu Á và Thế vận hội

Ánh Viên bắt đầu được đầu tư trọng điểm kể từ sau SEA Games 2011. Cô được cử sang Mỹ tập huấn dài hạn từ năm 2012 đến 2019 với số tiền khoảng 30 tỷ đồng, được coi là VĐV thể thao Việt Nam được đầu tư “khủng” nhất.

Tuy nhiên, trong những năm tháng gắn bó với môn bơi, Ánh Viên đã trải qua những giai đoạn khủng hoảng tâm lý nặng nề, thậm chí là trầm cảm. Ngay từ khi 15 tuổi, Ánh Viên đã phải xa nhà, sống và tập luyện tại Mỹ dưới sự hướng dẫn và kèm cặp của HLV riêng Đặng Anh Tuấn. Trong 7 năm ăn tập trên đất khách và dưới sự bảo trợ của duy nhất của thầy Tuấn, những bất cập đã nảy sinh khiến Anh Viên rơi vào trầm cảm.

Nguyễn Thị Ánh Viên quyết định giải nghệ ở tuổi 25

HLV Đặng Anh Tuấn có cuộc sống riêng phức tạp mà sau này vỡ lở ra chuyện nợ tiền rất nhiều người. Ánh Viên bị cho có cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào HLV: chờ thầy đưa đón đi tập, không được dùng điện thoại, không được tự ý liên lạc với ai… Và đó chính là nguyên nhân khiến một cô bé đang tuổi ăn tuổi lớn như Ánh Viên rơi vào tình trạng trầm cảm.

Ánh Viên từng kêu cứu, từng không muốn tiếp tục tập luyện trong tình cảnh đó nữa nhưng không được đáp ứng. Thành tích của Ánh Viên giảm sút dần từ năm 2017. Cô gái này rơi vào tình cảnh tập luyện mà không có HLV nhiều tháng nay. Thành tích giảm sút nghiêm trọng ở hai nội dung 200m và 800m tự do nữ ở Olympic Tokyo 2020 vừa qua là mấu chốt để Ánh Viên quyết tâm giải nghệ.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm