Thêm một nghiên cứu khoa học cho thấy ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi con người thiếu ngủ triền miên.
Theo nghiên cứu vừa được công bố mới đây trên Journal of Neuroscience, việc cơ thể thiếu ngủ sẽ gây tổn hại trí não bởi tạo ra quá trình "tự ăn thịt" giữa các tế bào não.
Các nghiên cứu trên chuột của phòng thí nghiệm Alert xoay quanh chủ thể chính là Astrocyte (tế bào sao) và Microglial (tế bào tiêu hóa). Hai dạng tế bào này hoạt động mạnh trong quá trình ngủ và đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo não của con người sau mỗi ngày.
Astrocyte có nhiệm vụ loại bỏ, còn công việc của microglial là phá hủy các khớp thần kinh cũ và các tế bào não cạn kiệt mỗi ngày.
Ở những con chuột thiếu ngủ, hoạt động của astrocyte rất bất thường. Astrocyte dường như hoạt động với công suất gấp đôi và loạn bỏ cả vào các tế bào khỏe mạnh của não bộ.
"Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy các tế bào astrocyte còn ‘ăn’ luôn cả các phần của khớp thần kinh do mất ngủ", nhà nghiên cứu Michele Bellesi cho biết. “Những tế bào hình sao giống như đồ đạc cũ và nó cần được dọn dẹp và chú ý nhiều hơn”.
Thêm một lưu ý đáng lo ngại là các tế bào microglial cũng hoạt động năng nổ khi cơ thể thiếu ngủ. Điều này liên quan đến nhiều triệu chứng rối loạn não, bao gồm bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên không khẳng định não bộ con người khi thiếu ngủ sẽ phản ứng tương tự như não chuột thí nghiệm.
Video số giờ ngủ cần thiết theo độ tuổi