Pháp luật thể thao: Quyền lợi và nghĩa vụ của cầu thủ trong hợp đồng ký với CLB

thứ bảy 24-11-2018 14:18:02 +07:00 0 bình luận
Hầu hết các cầu thủ Việt Nam không quá chú ý, hoặc không tìm hiểu rõ những điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi đặt bút ký với các CLB.

Hầu hết các cầu thủ Việt Nam không quá chú ý, hoặc không tìm hiểu rõ những điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi đặt bút ký với các CLB.

Luật có quy định giới hạn của một hợp đồng không hay đôi bên tự thỏa thuận?

Điều 15 và Khoản 2 Điều 17 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 có định nghĩa về Hợp đồng lao động và nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau: 

Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."

Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."

Nếu hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động là cầu thủ bóng đá thì cần tuân thủ theo quy định Điều 13 về quản lý, sử dụng lao động của câu lạc bộ của Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2015: 

"1. Câu lạc bộ phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các quy định của LĐBĐVN và các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên."

Như vậy, trong hợp đồng lao động, người lao động  và người sử dụng lao động có thể tự do thỏa thuận với nhau về các nội dung trong Hợp đồng nhưng phải tuân theo các điều kiện về nội dung tại Điều 23 Luật lao động, đồng thời phù hợp với thỏa ước lao động tập thể, đạo đức xã hội và phù hợp  với quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của các Liên đoàn thể thao mà Câu lạc bộ và cầu thủ là thành viên.

*Cơ sở pháp lý 

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012; Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2015.

Pháp luật thể thao: Quyền lợi và nghĩa vụ của cầu thủ trong hợp đồng ký với CLB - Ảnh 1.

Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của cầu thủ gồm những gì? 

Cầu thủ/Vận động viên/người lao động khi tham gia ký kết Hợp đồng lao động với Câu lạc bộ/người sử dụng lao động thì ngoài quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản được quy định tại Điều 5 của Luật Lao động số 10/2012/QH13 và Điều 18, 19 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 còn bao gồm:

Quyền lợi của cầu thủ: Căn cứ Luật Thể dục thể thao số 77/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao số 26/2018/QH14

Đối với vận động viên thể thao thành tích cao:

Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao; Được chăm sóc và chữa trị chấn thương trong thời gian tập luyện và thi đấu thể thao; Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền lương, tiền hỗ trợ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật; Được thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao; Được tham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; Được bảo đảm việc học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn; Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật; được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở thể thao; Vận động viên đội tuyển quốc gia, vận động viên đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngành bị tai nạn trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì vận động viên, thân nhân của họ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật.

Đối với vận động viên chuyên nghiệp:  

Được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. Căn cứ quy chế Bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi, bổ sung 2015

Đối với cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp

Khi đủ 18 tuổi, cầu thủ có thể ký hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp với một câu lạc bộ. Cầu thủ được phép sử dụng Đại diện cầu thủ do FIFA, Liên đoàn Bóng đá quốc gia (LĐBĐQG) cấp phép để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong đàm phán và ký kết hợp đồng lao động với câu lạc bộ. Được câu lạc bộ đăng ký với Đơn vị tổ chức giải vào một trong hai giai đoạn đăng ký cầu thủ do Liên đoàn Bóng đá  Việt Nam (LĐBĐVN) ấn định, để thi đấu cho câu lạc bộ tại giải bóng đá chuyên nghiệp theo các quy định về đăng ký cầu thủ. Trong thời gian cầu thủ thực hiện quyết định triệu tập tham gia Đội dự tuyển quốc gia, Đội tuyển quốc gia, cầu thủ vẫn được hưởng các quyền lợi đã thỏa thuận với câu lạc bộ theo hợp đồng lao động và các chế độ khác theo quy định hiện hành của Tổng cục Thể dục thể thao và LĐBĐVN. Được LĐBĐVN cấp Giấy chứng nhận hành nghề cầu thủ chuyên nghiệp.  Được quyền chuyển nhượng trong nước và quốc tế theo Quy chế này và phù hợp với các quy định của FIFA, AFC, LĐBĐVN và luật pháp Việt Nam. Chỉ có các cầu thủ chuyên nghiệp trên 18 tuổi mới được quyền chuyển nhượng quốc tế. Trường hợp các câu lạc bộ, cầu thủ tham gia chuyển nhượng quốc tế thì phải thực hiện quy định về chuyển nhượng của LĐBĐVN và các tổ chức bóng đá quốc tế. Được quyền yêu cầu LĐBĐVN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong trường hợp bị câu lạc bộ kỷ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định. Các quyền lợi khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các quy định của LĐBĐVN và các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên.

Các quyền lợi khác: 

Cầu thủ trong thời gian tập trung Đội dự tuyển quốc gia, Đội tuyển quốc gia được hưởng các chế độ theo quy định của Tổng cục Thể dục thể thao và LĐBĐVN. Lương của cầu thủ theo thoả thuận trong hợp đồng với câu lạc bộ Ngoại hạng đạt mức tối thiểu 10.000.000 đồng/người/tháng (mười triệu đồng) và với câu lạc bộ hạng Nhất đạt mức tối thiểu 6.000.000 đồng/người/tháng (sáu triệu đồng) 

Nghị định 152/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 quy định một số chế độ đối với Huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu (có hiệu lực từ 24/12/2018)

Nếu vận động viên tham gia đại hội Olympic đạt được huy chương vàng thì được thưởng 350 triệu và nếu phá được kỷ lục thì được cộng thêm 140 triệu, vận động viên đạt huy chương vàng đại hội thể thao Đông Nam Á được thưởng 45 triệu và cộng thêm 20 triệu nếu phá được kỷ lục. Tùy từng cuộc thi, các vận động viên sẽ được cơ quan quản lý và cơ quan sử dụng vận động viên tặng thưởng tương ứng với thành tích đạt được 

Nghĩa vụ của cầu thủ bao gồm: Căn cứ Luật Thể dục thể thao số 77/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao số 26/2018/QH14

Đối với vận động viên thể thao thành tích cao

Nỗ lực tập luyện, thi đấu giành thành tích cao; Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên; Chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao; Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc

Đối với vận động viên chuyên nghiệp: 

Được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp. Căn cứ quy chế Bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi, bổ sung 2015 Tuân thủ Điều lệ và các quy định của FIFA, AFC, LĐBĐVN và Đơn vị tổ chức giải. Chấp hành quyết định triệu tập vào Đội dự tuyển quốc gia và Đội tuyển quốc gia của Tổng cục Thể dục thể thao. Cầu thủ không chấp hành quyết định triệu tập vào Đội dự tuyển quốc gia, Đội tuyển quốc gia hoặc trong thời gian tập trung Đội dự tuyển quốc gia, Đội tuyển quốc gia không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật trả về sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật theo Quy định về kỷ luật của LĐBĐVN Các trách nhiệm khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các quy định của LĐBĐVN và các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên 

Các quyền lợi khác: 

Cầu thủ có nghĩa vụ chấp hành quyết định triệu tập vào Đội dự tuyển quốc gia, Đội tuyển quốc gia. Trường hợp không chấp hành quyết định triệu tập vì lý do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng thì huấn luyện viên, cầu thủ phải báo cáo với LĐBĐVN và được LĐBĐVN chấp nhận. Trường hợp vì lý do sức khoẻ thì cầu thủ phải có giấy chứng nhận của bác sỹ do LĐBĐVN chỉ định. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ tại Đội dự tuyển quốc gia, Đội tuyển quốc gia, cầu thủ trở về thi đấu cho câu lạc bộ đã đăng ký. Thời hạn trở về không quá 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc nhiệm vụ. Thời hạn trên có thể kéo dài không quá 05 (năm) ngày trong trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng.

*Cơ sở pháp lý 

Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012; Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; Luật Thể dục thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao số 26/2018/QH14 ngày 14/06/2018 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2015. Nghị định 152/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 quy định một số chế độ đối với Huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu (có hiệu lực từ 24/12/2018)

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm