Khí công dưỡng sinh – Môn thể thao lý tưởng cho người cao tuổi

thứ ba 7-7-2015 21:52:49 +07:00 0 bình luận
Tập khí công dưỡng sinh thường xuyên không chỉ giúp người cao tuổi nâng cao sức khỏe mà còn có thể phục hồi các chức năng bị tổn thương.

Đặc điểm sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi có tình trạng thiếu ôxy tiềm tàng vì chức năng hô hấp giảm, tổ chức phổi kém đàn hồi, khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu hạn chế là nguyên nhân hàng đầu làm giảm hoạt động của các cơ quan, tăng lão hóa cơ thể. Giảm lưu lượng máu trong cơ thể do hoạt động của tim mạch kém đàn hồi vì bị xơ cứng, sự cung cấp ôxy và máu cho các tổ chức thường không được đầy đủ.

Người cao tuổi hay bị các bệnh xương khớp như hở sụn, loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp… gây đau đớn làm hạn chế vận động và trở ngại sinh hoạt.

Người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu thay đổi do khả năng thích nghi bị giảm như: bị cảm, nhiễm lạnh, mệt mỏi, bệnh mạn tính tái phát. Khi bị bệnh cấp tính thường nặng và để lại di chứng.

Do vậy, các động tác vận động trong các bài tập thể dục gần như không còn phù hợp nữa. Để duy trì và tăng cường sức khỏe mỗi ngày, người cao tuổi nên lựa chọn cho mình những phương pháp luyện tập phù hợp với thể trạng của mình. Bài tập dưỡng sinh cho người cao tuổi là một loại thể dục nhẹ nhàng, làm người tập ít bị chấn thương… Đây là phương pháp này đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.

Sk

Các nguyên tắc tập dưỡng sinh

Khí công đòi hỏi được luyện tập đều đặn, thường xuyên. Vì vậy, những ai nóng vội đều không đạt hiệu quả. Nên luyện tập hằng ngày vào bốn giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Tuy nhiên, vì điều kiện của cuộc sống không có nhiều thời gian nên buổi sáng nên tập vào giờ Mão (5h – 7h), buổi chiều giờ Dậu (17h – 19h). Khoảng thời gian đó là lúc sinh lực của con người và vũ trụ thông hòa. Thời lượng tốt nhất cho một lần tập là một tiếng đồng hồ.

Luyện khí công dưỡng sinh không yêu cầu khắt khe về không gian tập, chỉ cần có một khoảng trống thoáng khí. Những ngày thời tiết thay đổi bất thường, giông tố, biến động, mưa to gió lớn là lúc năng lượng đất trời không tốt, nên dừng tập luyện. Trước khi tập, nên ăn nhẹ là tốt nhất, hoặc để bụng đói chứ tuyệt đối không được ăn no.

sk2

Người tập lưu ý nguyên tắc lấy động để hồi tĩnh, lấy tĩnh để phục động. Nên tập động công vào buổi sáng bởi qua một đêm, cơ thể đang ở trạng thái tĩnh cần khởi động để thích nghi với hoạt động trong ngày. Còn sau một ngày làm việc vất vả, buổi chiều nên tập tĩnh công luyện khí bên trong và buổi tối thì nên ngồi thiền.

Khí công dưỡng sinh là sự phối hợp giữa điều thân để cơ thể giãn mở hết các khớp giúp khí huyết lưu thông. Điều tức là thông qua điều hơi thở cho năng lượng bên trong lan tỏa đều tới lục phủ ngũ tạng. Điều tâm làm tâm của mình an lạc. Kết hợp ba yếu tố trên, cơ thể mới được thư giãn ở mức độ cao. Vì vậy, việc tập động tác, sai thở sẽ bẻ gẫy cân đối của cơ thể.

Phương pháp dưỡng sinh

  1. Luyện thở và thư giãn

a. Thở sâu và thở bốn thì:

Thở sâu: Hít vào từ từ, cho bụng và ngực phình lên sau đó thở đẩy khí ra từ từ, thở cách điều đặn, giữ nhịp nhàng mỗi phút khoảng 6 đến 8 lần.

Luyện tập thở sâu điều đặn, nhịp nhàng làm cho các trung tâm thần kinh thở được kích thích

Sau khi thở sâu bước sang giai đoạn thở bốn thì:

– Thì 1: Hít vào đều, sâu, cổ, ngực, bụng phình lên chiếm khoảng một phần tư hơi thở.

– Thì 2: Giữ hơi độ một phần tư thời gian để cho sự trao đổi oxy và khí cacbonac hoàn chỉnh.

– Thì 3: Thở ra một cách tự nhiên, thoải mái không gượng ép, không kìm hãm.

– Thì 4: Thả lỏng hoàn toàn cơ thể để các cơ và dây thần kinh làm ấm, tay chân, mỗi phút khoảng 4 hơi thở.

b. Luyện thư giãn:

Nằm thả lỏng cơ thể cách thoải mái, mắt nhắm lại, để các dây thần kinh không bị kích thích. Lòng thanh thản không suy nghĩ. Buông xuôi các cơ vân để làm giãn các cơ trơn, thư giãn các cơ và toàn bộ cơ thể trong trạng thái nghĩ ngơi. Đó là cách luyện tập bỏ đi ức chế và giảm stress.

Cần tập trung ý chí thực hiện và luyện tập thở sâu điều đặn, nhịp nhàng làm cho các trung tâm thần kinh thở được kích thích ta sẽ xây dựng được quá trình hưng phấn và ức chế một cách chủ động.

  1. Xoa bóp và xoa bóp điểm huyệt

Xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động đến da và các cơ quan cảm giác dưới da. Xoa bóp làm giãn tĩnh mạch và có ảnh hưởng tốt đến hệ tiêu hóahô hấp cũng như quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, thở sâu thì làm cho khí huyết lưu thông có tác dụng xoa bóp các cơ quan bên trong cơ thể. Luyện thư giãn tốt sẽ luyện được quá trình ức chế và làm các dây thần kinh vững mạnh làm chủ được các giác quan của người cao tuổi đang trong quá trình lão hóa.

Khi thực hiện động tác này, người già tự xoa bóp các giác quan, xoa bóp mặt và đầu, xoa mi mắt, hai vành tay, mũi, miệng, xoa dọc theo hai bên má. Sau đó xoa đến từng bộ phận cơ thể: Cổ, ngực, lưng, hai cánh tay, bụng và đôi chân. Xoa bóp phải vừa sức, nhẹ nhàng, và xoa trực tiếp để lòng bàn tay tiếp xúc đến da thịt.

Tập trung vào các động tác xoa, làm đến đâu theo dõi đến đó, và kết hợp hơi thở điều đặn. Trong quá trình xoa bóp, trên cơ thể chúng ta có rất nhiều huyệt đạo nếu biết cách bấm vào đúng vị trí huyệt sẽ tăng khả năng tiêu hóa, bài tiết, an thần, phòng cảm mạo.

  1. Luyện tập chống xơ cứng

Áp dụng các động tác luyện tập chống xơ cứng kết hợp với động tác yoga kiểu ngồi thiền. Động tác vận động chân không: Ưỡn lưng, ưỡn ngực, cuối gập người và xoay cổ tay cổ chân… Với những bài tập trên sẽ ảnh hưởng tốt về mặt tâm lý và sinh lý cho người già.

Có thể nói bài tập dưỡng sinh là phương pháp tập toàn diện, với những nội dung tập này thích hợp với đối tượng già yếu mất sức lao động, người mang bệnh mãn tính, giúp người cao tuổi có thể tự điều chỉnh hiện tượng mất cân bằng trong cơ thể và làm giảm, ngăn ngừa bệnh cách hiệu quả nhất.

Suzi (tổng hợp)

Theo kết quả nghiên cứu của các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Tufts-New England (Mỹ), tập dưỡng sinh (với cường độ 3-5 lần/tuần) giúp con người cải thiện sức khỏe. Những người năng tập dưỡng sinh đã có những bước tiến tốt về sức khỏe như trí nhớ được tăng cường, mức độ tập trung cao, hệ tiêu hóa hoạt động tốt và đặc biệt rất linh hoạt trong các thao tác hằng ngày. Riêng những ai có bệnh lý về tinh thần như trầm cảm, stress cũng hưởng lợi lớn từ việc tập dưỡng sinh. Những bệnh nhân tim mạch, hay bị huyết áp tăng, viêm khớp kinh niên cũng có những dấu hiệu thuyên giảm bệnh khi tham gia việc tập dưỡng sinh.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm