Súp lơ: Loại rau này chứa rất nhiều vitamin C, chất diệp lục, chất chống oxy hóa và các hợp chất chống ung thư. Tuy nhiên, để cơ thể có thể hấp thụ tốt những chất này, bạn không nên xào hay luộc như vẫn thường làm. Cách tốt nhất để chế biến thực phẩm này mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng đó là hấp. Nếu xào hay luộc sẽ khiến rất nhiều chất dinh dưỡng mất đi.
Dâu tây: Có rất nhiều chất xơ, chất chống ô xy hoá, vitamin C trong mỗi quả dâu chín mọng. Tuy nhiên, loại quả này lại vô cùng “nhạy cảm” với ánh sáng và ô xy. Khi bạn cắt dâu tây, rất nhiều thành phần dinh dưỡng bị mất đi. Do đó, bạn nên ăn cả quả, tránh cắt nhỏ dâu tây hoặc nghiền ra. Nếu cắt hoặc nghiền thì nên ăn ngay sau khi chế biến.
Tỏi: Không giống vitamin C, chất allicin – một loại enzym chống ung thư được tìm thấy trong tỏi – lại được kích hoạt khi được tiếp xúc với không khí. Do đó, để tỏi phát huy được tác dụng chống ung thư, bạn bên cắt/nghiền tỏi trước khi dùng khoảng 10 phút.
Cà chua: Món sa lát và sandwich sẽ rất hấp dẫn với những lát cà chua đỏ mọng tươi ngon. Nhưng nếu muốn hấp thụ trọn vẹn lycopene – chất chống ung thư và phòng ngừa các bệnh tim mạch, tốt nhất bạn nên nấu cà chua chín. Không chỉ vậy, chất chống ô xy hoá trong cà chua sẽ được giải phóng nếu bạn nấu ở nhiệt độ gần 100 độ C.
M.T