Đau đáu hoài “Makeno in Việt Nam”

Song An
thứ tư 15-5-2019 10:00:11 +07:00 0 bình luận
Một cuộc tranh cãi nho nhỏ khi Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra thông điệp Make in Việt Nam có vẻ sai sai với cụm từ quen thuộc Made in Việt Nam.

Cùng lúc, một cuộc tranh cãi không hề nhỏ về chuyện có gọi cầu thủ nhập tịch lên tuyển sau 10 năm thử nghiệm. Có vẻ như quan chức VFF chỉ muốn cầu thủ… Made in Việt Nam, nghĩa là được “sản xuất” ở Việt Nam vào đội tuyển.

Năm ngoái, khi cụm từ “Make in Việt Nam” lần đầu xuất hiện ở Diễn đàn CNTT-TT Việt Nam - Myanmar, rất nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng khẩu hiểu bị viết sai chính tả, sai ngữ pháp tiếng Anh...

Thế nhưng mới đây, ở Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhắm tới việc phát triển IoT (Internet vạn vật) thì cụm từ này còn được nhắc lại dày đặc hơn. Tất nhiên lại là những cuộc tranh cãi về chuyện chữ nghĩa.

Có người giải thích, Make in Việt Nam là học theo Ấn Độ khi đất nước này đưa ra khẩu hiệu như trên cách đây gần chục năm và biến Ấn Độ thành công xưởng gia công. Thế nên, Make in Việt Nam được hiểu là “Hãy làm tại Việt Nam” bao hàm nghĩa rộng hơn, đầy đủ hơn là Made in Việt Nam - Được làm tại Việt Nam.

Nhưng cũng có người nói, sao không học… Nhật. Họ vẫn Made in Japan đấy thôi.

Chuyện chữ nghĩa, bàn cả ngày. Vấn đề là hành động thế nào để phát triển. Đó mới là vấn đề đáng nói. Một hành động thiết thực hơn vạn lời cổ động.

Ngẫm sang bóng đá, chúng ta chẳng có gì để chuyển mình để đáp ứng và hợp với xu thế của thế giới. Đó là chuyện phát huy các nguồn lực, trong đó có chuyện cầu thủ nhập tịch hoặc những cầu thủ không có gốc Việt.

Năm ngoái khi tuyển Pháp giành chức vô địch thế giới, anh bạn tôi, ở Paris hẳn hoi, viết lên Facebook rằng: “Chúc mừng đội tuyển… Châu Phi đoạt World Cup”.

Đau đáu hoài “Makeno in Việt Nam”

Ở đây không phải là chuyện phân biệt chủng tộc nhưng nếu người Pháp cứ bo bo mấy anh tóc vàng da trắng thì có lẽ cho đến giờ chẳng có cái Cúp bóng đá nào. Đến như người Đức vốn nặng nề vấn để chủng tộc như thế, trong tiềm thức vẫn coi gốc Đức là dân tộc thượng đẳng, giờ cũng đã cởi mở rồi.

Việt Nam, không hiểu sao và vì lý do bất thành văn nào mà chuyện cầu thủ người nước ngoài có quốc tịch Việt khoác áo đội tuyển vẫn khó khăn thế. Mấy đời Chủ tịch VFF lắc đầu, tưởng lần này Chủ tịch Lê Khánh Hải trẻ hơn, tân tiến hơn sẽ khác. Nhưng cuối cùng cũng là câu nói: “Quan điểm cá nhân của tôi là không có chuyện gọi cầu thủ nhập tịch lên tuyển”.

Thế mới thấy, quyết định quan trọng và mang tính bước ngoặt, dù hoàn toàn nằm trong địa hạt bóng đá, vẫn ngoài thẩm quyền của ngài Chủ tịch.

Nếu đối chiếu với những thuật ngữ ở trên, có phải những cầu thủ sinh ra tại Việt Nam đúng là “Made in Việt Nam” không, còn những cầu thủ gốc Phi, hoặc Brazil lấy vợ Việt Nam, nhập quốc tịch, sinh sống ỏ

Việt Nam hàng chục năm và quan trọng là từ một người gần như vô danh họ thành danh, chơi bóng tốt và nổi tiếng ở Việt Nam thì thế nào? Chẳng phải là đã mang hàm ý “Được làm ở Việt Nam” hay sao.

Cái dở của việc ngăn sông cấm chợ những cầu thủ nhập tịch không chỉ làm suy yếu đội tuyển, hạn chế thành công của đội tuyển mà còn là vấn đề vi hiến (theo một nghĩa nào đó) không biết tận dụng mọi nguồn lực để phát triển và tạo ra những rào càn vô hình không để cho những công dân Việt Nam được tự giới thiệu mình ra với bóng đá khu vực, châu lục và thế giới thông qua tấm áo đội tuyển.

Đừng sợ yếu tố Make in Việt Nam trong bóng đá, chỉ nên sợ thứ gọi là … hàng nhái, hàng giả “fake” in Việt Nam của bóng đá.

Không hành động, trái với xu hướng và cứ bảo thủ hoặc không dám đột phá bởi trở lực vô hình nào đó thì sẽ có lúc chính CĐV thay vì kỳ vọng một thứ bóng đá Make in Việt Nam thì chuyển thành... Makeno in Việt Nam.

Makeno có nghĩa là... mặc-kệ-nó.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

Cơ quan chủ quản của mạng xã hội webthethao.com.vn: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI DUNG THỂ THAO VIỆT

79 Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Địa chỉ văn phòng Hà Nội: số 25 BT2 Đạm Phương, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.

Điện thoại: 024.32669666

Hotline: 091 2075444

Email: [email protected]

VPĐD tại TP. Hồ Chí Minh Số 16A, đường Lê Hồng Phong, P.12, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028 6651 2019

GP số: 162/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 20/06/2024.

Người chịu trách nhiệm nội dung: Bà Bùi Thu Hường

Thỏa thuận chia sẻ nội dung. Chính sách bảo mật

Báo giá quảng cáo: tải tại đây

Liên hệ quảng cáo, truyền thông, hợp tác kinh doanh: 0912 075 444

Email: [email protected]

25 BT2 Đạm Phương, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.