Thể thức thi đấu khác lạ của EURO 2020

thứ tư 13-7-2016 12:15:34 +07:00 0 bình luận
EURO 2020 sẽ có rất nhiều điểm mới lạ so với EURO 2016. Tiêu biểu là việc giải đấu được tổ chức tại 13 quốc gia và sự ra đời của UEFA Nations League.

EURO 2020 sẽ có rất nhiều điểm mới lạ so với EURO 2016 vốn đã rất mới mẻ. Tiêu biểu là việc giải đấu được tổ chức tại 13 quốc gia và sự ra đời của giải UEFA Nations League.

Thể thức thi đấu rắc rối

EURO 2020 sẽ rất khác EURO 2016, trước hết là việc khai tử khái niệm nước chủ nhà khi các trận đấu sẽ được tổ chức tại khoảng 13 thành phố rải khắp châu Âu, từ Bilbao của Tây Ban Nha cho đến Baku của  Azerbaijan.

Trong đó, trận bán kết và chung kết dự kiến sẽ được diễn ra tại sân vận động Wembley ở London.

Nói như vậy để thấy rằng NHM bóng đá thế giới nên cảm thấy may mắn như thế nào khi được theo dõi một vòng chung kết EURO chỉ trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.

Đó là một giải đấu có thể dễ dàng di chuyển giữa các địa điểm tổ chức các trận đấu bằng các phương tiện giao thông công cộng, thay vì mất cả đống thời gian và tiền bạc để di chuyển giữa 13 quốc gia theo như ý tưởng mang EURO đến tất cả các nước trên toàn châu Âu của cự chủ tịch UEFA, Michel Platini.

Thể thức thi đấu khác lạ của EURO 2020

Những ý tưởng của Michel Platini đang khiến EURO trở nên khác lạ

Tuy nhiên, EURO 2020 không chỉ khác ở vòng chung kết. UEFA cũng đang có kế hoạch thay đổi thể thức thi đấu ngay từ vòng loại với sự ra đời của giải UEFA Nations League từ năm 2018.

Giải đấu này được xem như sự thay thế cho các trận đấu giao hữu với những cuộc đối đầu có tính cạnh tranh. Theo đó, mỗi quốc gia tại châu Âu sẽ được xếp vào một trong 4 giải đấu, từ A đến D, dựa trên bảng xếp hạng hệ số các đội  tuyển của UEFA.

Mỗi giải đấu sẽ bao gồm 4 bảng, mỗi bảng từ khoảng 3-4 đội, thi đấu vòng tròn hai lượt trên sân nhà và sân khách từ tháng 09/2018 đến tháng 11/2018.

Kết thúc các trận đấu vòng bảng, các đội bóng đứng đầu mỗi bảng của giải A sẽ tiếp tục thi đấu vì chiếc Cúp UEFA Nations League trong một giải đấu ngắn được tổ chức vào mùa Hè năm 2019. Không những thế, UEFA còn áp dụng cả quy tắc lên hạng và xuống hạng giữa các giải nhằm tăng cường tính cạnh tranh đến mức cao nhất có thể.

Thể thức thi đấu khác lạ của EURO 2020

UEFA Nations League sẽ là một phần của vòng loại EURO 2020

Sau đó, vòng loại EURO 2020 sẽ chính thức được khởi tranh vào tháng 03/2019 và kết thúc vào tháng 11/2019. Các đội tuyển sẽ được xếp vào 10 bảng, và hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành vé trực tiếp vào vòng chung kết.

4 chiếc vé còn lại sẽ giành cho 4 đội bóng có thành tích tốt nhất tại giải UEFA Nations League, nhưng chưa đủ điều kiện để vượt qua vòng loại của kỳ EURO tiếp theo.

Theo đó, các đội bóng này sẽ được chọn thông qua các trận đấu play-off được tổ chức vào tháng 03/2020

Như vậy, EURO 2020 vẫn sẽ có 24 đội tham dự, nhưng không còn chuyện nước chủ nhà nghiễm nhiên có một vé tham dự vòng chung kết mà không cần thi đấu như các giải đấu trước nữa.

Sự đảm bảo cho các nền bóng đá lớn

Một trong những bất cập dễ dàng nhận thấy nhất ở thể thức thi đấu mới tại EURO 2020 là các quốc gia nằm trong top 20 của bảng xếp hạng UEFA như Hà Lan, Đan Mạch hay Bosnia&Herzegovina – những đội tuyển đã bỏ lỡ EURO 2016 do không vượt qua được vòng loại, gần như sẽ kết thúc UEFA Nations League với những vị trí dẫn đầu giải đấu A hoặc giải đấu B để giành vé lọt vào vòng chung kết.

Vòng play-off sẽ bao gồm 1 trận bán kết và 1 trận chung kết, với đội chiến thắng cuối cùng sẽ giành vé đến vòng chung kết EURO 2020.

Thể thức thi đấu khác lạ của EURO 2020

Thể thức thi đấu mới sẽ giúp Hà Lan không còn lo không thể vượt qua vòng loại EURO

Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng UEFA muốn tạo ra một giải đấu với sự tham dự của các đội bóng mạnh nhất (hay có thương hiệu lớn nhất?) để thu về lợi ích lớn nhất từ bản quyền truyền hình của giải đấu.

Nhưng liệu các quan chức hàng đầu của UEFA có hiểu rằng họ đang “bóp chết” sự tiến bộ của giải đấu khi mà từ EURO 2012, thể thức thi đấu luôn đảm bảo rằng các đội bóng lớn đơn giản là không thể thất bại trong việc giành quyền đến vòng chung kết.

Cơ hội nào cho các nền bóng đá nhỏ?

Cùng với việc đảm bảo các đội bóng lớn sẽ không bỏ lỡ ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu, những quy tắc mới của UEFA cũng mang lại cơ hội cho các nền bóng đá nhỏ.

Một đội thi đấu tại giải C và một đội thi đấu tại giải D cũng sẽ được đảm bảo có một suất tại vòng chung kết EURO thông qua các loạt trận play-off.

Cụ thê, theo như bảng xếp hạng hiện tại của UEFA thì các đội bóng nhược tiểu tại giải D như Phần Lan, Đảo Síp, Azerbaijan, Moldova, Belarus, Latvia, Georgia, Macedonia, Đảo Faroe, Liechtenstein, Luxembourg, Kazakhstan, Malta, Andorra, San Marino hay thậm chí là “tân binh” của FIFA, Gibraltar cũng có cơ hội tham dự vòng chung kết EURO.

Điều này có nghĩa rằng những câu chuyện cổ tích như của Iceland hay xứ Wales ở EURO 2016 hoàn toàn có thể thể được lặp lại tại EURO 2020.

Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh ngay rằng, hai đội bóng trên làm nên điều kỳ diệu khi thứ hạng trên bảng xếp hạng UEFA của họ là 22 và 25. Trong khi đó, các đội bóng thi đấu tại giải D chỉ có thứ hạng từ 39 đến 54.

Thể thức thi đấu khác lạ của EURO 2020

Những đội bóng nhược tiểu như Gibraltar cũng có nhiều cơ hội để ngồi chung mâm với Đức tại vòng chung kết EURO 2020

Trên thực tế, Nations League có ý nghĩa rất lớn với nhiều đội bóng nhỏ. Giải đấu sẽ mang lại các trận đấu có tính cạnh tranh cao khi trìnnh độ của các đội bóng tại các giải tương đồng nhau, hơn là những trận đấu mà mặc nhiên bị xếp cửa dưới tại vòng loại.

Tuy nhiên, thể thức mới cũng sẽ gia tăng nguy cơ EURO 2020 trở nên mất cân bằng. Ví như trường hợp 4 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất tại vòng bảng được chọn vào vòng chung kết, các đội bóng vốn được UEFA xếp hạt giống thấp nhất tại vòng loại nay lại có cơ hội lọt vào nhóm 24 đội mạnh nhất khi chỉ phải thi đấu tại giải D.

Khi đó, những nền bóng đá kém phát triển như Kazakhstan hay San Marino cũng có thể “ngồi chung mâm” với Đức, Tây Ban Nha, Italia,  Pháp hay Bồ Đào Nha.

Hành trình gian khổ cho người hâm mộ

Việc EURO 2020 được tổ chức tại 13 thành phố nằm rải rác trên khắp châu Âu sẽ là một thách thức không nhỏ cho NHM khi muốn theo dõi trọn giải đấu, hoặc chí ít là những trận đấu mà họ yêu thích. Cụ thể, một CĐV muốn theo chân đội tuyển quốc gia của nước họ có thể phải vượt qua từ 4-5 đất nước.

Tùy thuộc vào cách sắp xếp các trận đấu của UEFA và vật dụng mang theo bên người mà các CĐV có thể phải đến thăm ít nhất hai quốc gia khác nhau chỉ để xem 3 trận vòng bảng của đội tuyển quốc gia nước họ.

Thể thức thi đấu khác lạ của EURO 2020

NHM sẽ phải di chuyển một quãng đường dài để theo dõi các trận đấu tại EURO 2020

Tệ hơn nữa là các CĐV sẽ không có nhiều thời gian để lên kế hoạch bám càng đội tuyển khi mà danh sách 24 đội tham dự vòng chung kết sẽ không được xác định cho đến 3 tháng trước khi giải đấu khai mạc.

Điều này khác xa EURO 2016 khi mà các trận đấu play-off xác định 4 đội cuối cùng giành vé đến Pháp kết thúc vào giữa tháng 11/2015, tức là NHM đã có tận 6 tháng để lên kế hoạch hòa  mình vào ngày hội bóng đá tại Pháp.

Thời gian thi đấu cụ thể của vòng loại EURO 2020

-       Tháng 09-11/2018: Vòng bảng giải UEFA Nations League

-       Tháng 03-06/2019: Vòng loại EURO 2020

-       Tháng 06/2019: Vòng chung kết của UEFA Nations League

-       Tháng 09-11/2019: Các trận đấu còn lại của vòng loại EURO 2020

-       Tháng 03/2020: Các trận đấu của vòng play-off

Dự kiến các nhóm đấu tại UEFA Nations League

Các đội tuyển sẽ được xếp vào 4 giải đấu dựa trên vị trí của họ trên bảng xếp hạng UEFA. Dưới đây là danh sách các nhóm đấu tại UEFA Nations League dựa trên bảng xếp hạng hiện tại của UEFA.

Nhóm A: Bỉ, Croatia, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Ukraine.

Nhóm B: Áo, Bosnia&Herzegovina, CH Czech, Đan Mạch, Hy Lạp, Hungary, Iceland, ba Lan, CH Ireland, Romania, Nga, Thụy Điển.

Nhóm C: Albania, Armenia, Bulgaria, Estonia, Israel, Lithuania, Montenegro, Bắc Ireland, Na Uy, Scotland, Serbia, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Xứ Wales

Nhóm D: Andorra, Azerbaijan, Belarus, Đảo Síp, Đảo Faroe, Phần Lan, Georgia, Gibraltar, Kazakhstan, Latvia, Liechtenstein, Luxembourg, Macedonia, Malta, Moldova, San Marino.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm