Metaverse là gì? Vì sao Facebook quyết tâm chiu lỗ để đầu tư vào Metaverse?

Thành Hưng
thứ sáu 26-8-2022 16:45:23 +07:00 0 bình luận
Được nhắc đến lần đầu trong tiểu thuyết Snow Crash của tác giả Neal Stephenson năm 1992, thuật ngữ Metaverse được mô tả như là nền tảng kế nhiệm của Internet.

Gần đây thuật ngữ Metaverse được rất nhiều người quan tâm nhất là khi công ty của Facebook quyết định đổi tên thành Meta. Cho đến nay, chưa có một khái niệm đầy đủ và hoàn toàn bao quát nào về Metaverse. Tuy nhiên, có thể hiểu Metaverse là khái niệm về một vũ trụ 3D, trực tuyến, bất tận, kết hợp nhiều không gian ảo.

Facebook đặt cược vào metaverse

Nguồn gốc của Metaverse

Nguồn gốc của Metaverse xuất phát từ nhà văn Neil Stephenson. Trong quyển tiểu thuyết khoa học viễn tưởng xuất bản năm 1992 Snow Crash, Stephenson đã sử dụng thuật ngữ Metaverse để mô tả thiết bị kế thừa thực tế ảo cho Internet. Trong nội dung tiểu thuyết có mô tả thuật ngữ như một thế giới khác mà có thể viết lại hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội và không còn sự cứng nhắc về kinh tế và văn hóa.

Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), Internet và tiền điện tử để cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác.

Cùng với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ hỗ trợ, Metaverse được mở rộng theo mọi giác quan, cả về tầm nhìn, âm thanh và xúc giác,.Từ đó người dùng có khả năng làm việc, gặp gỡ, chơi trò chơi và giao lưu với nhau trong những không gian 3D trực tuyến này.

Metaverse của Facebook - nơi thế giới thực và thế giới số gặp nhau

Tiềm năng phát triển của Metaverse

Metaverse được cho là sẽ trở thành thế hệ tiếp theo của Internet - sự kết hợp chặt chẽ và chân thực giữa thế giới vật lý và thế giới số. Chúng ta đã biết đến Internet là một mạng lưới khổng lồ bao gồm hàng tỷ máy tính, hàng triệu máy chủ và các thiết bị điện tử khác. Người dùng Internet có thể giao tiếp với nhau, xem và tương tác với các trang web cũng như mua bán hàng hóa dịch vụ.

Metaverse không cạnh tranh với giá trị của internet. Nó được xây dựng dựa trên nền tảng của riêng. Trong khi internet là thứ mà mọi người có thể duyệt (browse) thì ở một mức độ nào đó, mọi người có thể “sống" trong metaverse. Khi Metaverse phát triển, nó sẽ mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa chiều hơn so với các công nghệ hiện tại. Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong Metaverse sẽ có thể đắm mình trong không gian nơi của thế giới kỹ thuật số ảo.

Ngoài những tiềm năng đáng được mong chờ trong tương lai thì Metaverse cùng mang lại một số rào cản vì Metaverse vẫn còn chưa đến giai đoạn đi xa hơn vì phần mềm và thiết bị vẫn chưa sẵn sàng. Bên cạnh đó Metaverse còn yêu cầu sức mạnh về mặt tính toán, và cần một nguồn lớn nhân lực kỹ sư, nhà thiết kế, quản trị viên để giữa cho Metaverse có thể hoạt động. Đồng thời Metaverse có thể sẽ được hưởng lợi từ các mạng lưới thành phố thông minh là nền tảng cơ sở hạ tầng điện toán mạnh mẽ.

Metaverse là cách Facebook tồn tại trong thế giới mạng xã hội

Kiến trúc của metaverse bao gồm 4 lớp cơ bản như sau: 

Cơ sở hạ tầng (Foundation Layer): Nền tảng cho sự kết nối, đó chính là mạng lưới Internet.

Công cụ hỗ trợ thực tế mở rộng (Infrastructure Layer): Các linh kiện phần cứng đóng vai trò hỗ trợ trải nghiệm trở nên chân thực. Ngoài ra, các công nghệ Blockchain, AI, Internet vạn vật (IoT - Internet of Things), Dữ liệu lớn (Big Data) để hình thành nên Metaverse cũng nằm trong lớp này.

Nền tảng cung cấp nội dung (Content layer): Trên lớp này có các trò chơi, ứng dụng, mạng xã hội giúp người dùng đắm chìm trong một hoặc nhiều thế giới khác nhau, mang lại những trải nghiệm sống động nhất. 

Siêu vũ trụ số Metaverse (True Metaverse): Khi các lớp trước phát triển đến một mức nào đó, ta sẽ có một Metaverse đúng nghĩa, là không gian ảo tồn tại song song và đan xen với thế giới thực. 

Trong quá trình phát triển, khi các lớp nền tảng phía dưới được hoàn thành, nó sẽ trở thành nền móng để tiếp tục phát triển những lớp tiếp theo, đồng thời các lớp đó sẽ không ngừng cập nhật và phát triển.

Nền công nghiệp Metaverse

Metaverse là một hệ sinh thái khổng lồ còn rất nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Hệ sinh thái Metaverse có thể chia thành 2 nền công nghiệp chính: Công nghiệp phần cứng và công nghiệp nội dung.

Nền công nghiệp phần cứng bao gồm:

- Các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phần cứng như: Chip, linh kiện điện tử, các thiết bị thực tế ảo tăng cường AR-VR (Augmented Reality - Virtual Reality)

- Các ngành khoa học cho phát triển hạ tầng như: Hệ thống Internet 5G, công nghệ minh chứng tính xác thực của tài sản NFT (Non-fungible token), Blockchain, AI và Big Data.

Nền công nghiệp phát triển nội dung bao gồm: 

- Các nền tảng trải nghiệm ngoài thế giới thực, giúp con người có thể trải nghiệm Metaverse như các trò chơi điện tử, các ứng dụng giải trí 3D.

- Các nền tảng mạng xã hội giúp tăng cảm xúc khi tương tác của người dùng dưới định dạng 3D.

Facebook mất hàng tỷ USD vì metaverse

Mặc dù hiện tại Metaverse chưa phát triển như đúng hình thái cần có của nó nhưng những thứ đang tồn tại hiện nay đã có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ USD. Và đó là chưa kể khi các sản phẩm về thực tế ảo tăng cường được phổ biến rộng rãi. Đây sẽ là nền tảng cho thị trường này phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong mảng gaming.

Một ứng dụng không thể không kể đến của Metaverse đang được phát triển đó là mảng giải trí điện tử. Các tựa game hiện nay cho phép người dùng tương tác với thế giới ảo như thật, với sự hỗ trợ của các thiết bị AR-VR. Đơn giản nhất có thể kể đến sự xuất hiện của những chiếc kính thực tế ảo đi kèm với những thế giới 3D chân thực đã được lập trình.

Mark Zuckerberg thực sự đã dốc hết vào siêu vũ trụ ảo Metaverse. CEO Facebook bị thuyết phục rằng thế giới ảo là tương lai của công nghệ, chính Mark cũng đã khởi xướng cho việc đổi tên công ty từ Facebook thành Meta vào năm ngoái.

Vụ đặt cược thế kỷ của Facebook vào công nghệ "siêu vũ trụ"

Nhưng mọi thứ kể từ khi Facebook đổi tên thương hiệu ra sao? Kết quả khá tiêu cực khi giá trị thị trường của Meta đã bị thổi bay hơn 500 tỷ USD. Việc giá trị thị trường của công ty bị sụt giảm nghiêm trọng khiến Facebook bị rớt khỏi bảng xếp hạng các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất, tụt từ thứ 6 xuống thứ 11 và bị các công ty như Nvidia và Tencent thay thế.

Meta cho biết, động thái bất ngờ này của Apple khiến doanh thu quảng cáo giảm khoảng 10 tỷ USD trong năm nay. Chỉ với thông báo trên đã khiến giá trị vốn hóa của Facebook bị thổi bay 232 tỷ USD chỉ trong một ngày.

Zuckerberg đã quyết định đổi tên công ty từ Facebook thành Meta hồi tháng 10 năm ngoái với tham vọng tiến vào vũ trụ ảo metaverse. Trong một cuộc họp với các nhà đầu tư cuối tháng 1, ông cho biết kính VR mới của hãng sẽ được phát hành cuối năm nay với giá cao, đồng thời tiết lộ sẽ tiếp tục tăng chi tiêu cho Reality Labs những năm tới.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm