Bảy năm sau lời ám chỉ nghiệt ngã của bầu Đức, Tăng Tuấn đã dừng cuộc chơi. Nhưng…
Phố Núi với Tuấn là hoa hồng có gai
Cũng như bao cậu bé ở miền quê nông thôn nghèo, Tăng Tuấn đến với bóng đá với mong ước “cất ngôi nhà cho bố mẹ, xây tương lai cho bản thân”. Anh rời Triệu Sơn để lên gia nhập lò đào tạo trẻ Thanh Hóa khi mới 13 tuổi.
Đến năm 16 tuổi, Tuấn nhận tin sét đánh khi bị trả về với lý do thể hình nhỏ bé. Đó là quãng thời gian khó khăn với chàng trai sinh năm 1986 này. Tuấn bị chấn thương hành hạ hơn 2 tháng trời. Anh đã nghĩ đến tìm một hướng đi khác.
Tình cờ một lần, anh lên Kon Tum chơi rồi bắt gặp “người mai mối” đưa anh xuống Gia Lai. Thời gian này, bầu Đức đưa về Pleiku những chân sút nổi đình nổi đám như Kiatisak, Dusit,…
Bất kể đứa trẻ nào đều muốn chạm mặt thần tượng mình. Tăng Tuấn cũng vậy. Anh quyết tâm thi đậu và cuối cùng đã đậu vào đội bóng của Gia Lai. “Khi tôi chọn bến đỗ Gia Lai, tôi chỉ mong lên đó được xem anh Kiatisak tập luyện, thi đấu để học hỏi nhiều hơn”, Tuấn kể lại.
Thế nhưng, ở Pleiku không phải bức tranh màu hồng với Tuấn. “Khi ký vào bản hợp đồng, tôi mới tá hỏa, mình được tuyển vào đội bóng của Sở TDTT tỉnh chứ không phải đội bóng của HAGL. Tôi chỉ xem HAGL thi đấu cuối tuần thôi còn các buổi tập thì rất ít được xem”, nhớ lại thời điểm đó, giọng Tuấn nghẹn lại.
Ba năm tập luyện mòn mỏi ở Sở TDTT Gia Lai với những điều kiện còn khó khăn nhưng Tuấn tự vươn lên. Cơ hội đến với anh. Năm 2006, bầu Đức mượn lứa cầu thủ của Sở để tham dự giải U21 Quốc gia tại Đà Nẵng. Tuấn đá tốt, trở thành Vua phá lưới và sau đó được ký hợp đồng với HAGL. Giấc mơ khoác áo của HAGL để sát cánh cùng thần tượng Kiatisak, Dusit, Taiwan, Thonglao,… đã thành sự thật.
5 năm thi đấu cho HAGL, Tuấn thỏa nguyện với giấc mơ là thi đấu và học hỏi những thần tượng của mình. Nhưng rồi, anh nhận ra, 5 năm qua, anh chỉ đá với đồng lương, thưởng cũng như không danh hiệu. “Cơm áo gạo tiền” và danh hiệu. Đó mới chính là thước đo để cầu thủ theo đuổi chứ không thể ôm giấc mộng hão huyền. Tuấn nhận ra điều đó, nhưng rồi…
Cay đắng nhận cú tát
Sau 5 năm gắn bó và hoàn tất bản hợp đồng với HAGL, Tuấn chuẩn bị bước vào hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên của cuộc đời. Tuấn mừng thầm vì nếu có hợp đồng chuyên nghiệp sẽ có tiền trang trải cuộc sống, có của ăn của để.
Bởi 5 năm qua, dù cật lực trên sân cỏ, Tuấn không dư dả bao nhiêu khi chỉ nhận lương, thưởng. Anh vẫn dành sự đặc biệt với đội bóng phố Núi. Tuấn tiếp xúc với đại diện của CLB để thương thảo hợp đồng.
Dần thể hiện năng lực, có số má, Tuấn được nhiều CLB săn đó. Các đội bóng sẵn sàng bỏ ra khoản tiền không hề nhỏ để có sự phục vụ của tiền đạo gốc Thanh Hóa này. Tuấn vẫn ưu tiên HAGL nhưng hai bên không tìm được tiếng nói chung vì số tiền mà đội bóng bỏ ra chỉ bằng 1 nửa so với CLB mà anh thương thảo.
“Tôi vẫn mong muốn thi đấu lâu dài cho đội bóng. Thế nhưng, tôi muốn thử sức ở môi trường bóng đá mới, ở đội bóng có tham vọng vô địch. Thời điểm đó có nhiều đội bóng muốn liên hệ với tôi nhưng tôi quyết định về Bình Dương vì muốn đạt được một danh hiệu gì đó trong sự nghiệp.
Tôi cũng đã làm việc với HAGL trước nhưng hai bên không có tiếng nói chung. Khi người làm việc trực tiếp của HAGL với tôi bảo tôi cứ tiếp xúc với đội bóng khác thì lúc đó, tôi mới làm việc với đội bóng mới”, Tuấn giãi bày.
Không chỉ tiền bạc, danh hiệu và sự tôn trọng, Tuấn ra đi vì các đàn anh trước đó là tấm gương để phản chiếu. Những Minh Thiện, Chu Ngọc Cảnh,… cũng rơi vào cảnh tương tự với Tuấn. Họ làm việc với HAGL với số tiền lót tay chỉ bằng một nửa so với các đội bóng khác chèo kéo.
Thế nhưng, tất cả chấp nhận ở lại với khoản tiền đó. Đổi lại, họ được cam kết sẽ làm việc lâu dài trên cương vị công tác huấn luyện song với đồng lương ít ỏi.
Quá bực với sự ra đi của Tăng Tuấn, bầu Đức liền lên mặt ám chỉ: “Cầu thủ Việt Nam càng lớn càng mất dạy”. Câu nói như xát vào vết thương lòng của Tuấn.
“Câu nói ám chỉ của bầu Đức có ý nuôi tôi từ nhỏ nhưng thực ra, Sở TDTT Gia Lai nuôi tôi từ năm 2003 đến 2007, khi bước lên chuyên nghiệp ký hợp đồng với HAGL chứ HAGL không nuôi tôi một ngày nào khi còn trẻ. Khi về HAGL tôi cũng không nhận bất kỳ ân huệ nào từ tài chính. Lúc ký thì tôi chỉ nhận tiền lương, thưởng chứ không có bất kỳ khoản tiền nào khác.
Bảy năm sau lời ám chỉ nghiệt ngã của bầu Đức, Tăng Tuấn đã dừng cuộc chơi. Nhưng…
Phố Núi với Tuấn là hoa hồng có gai
Cũng như bao cậu bé ở miền quê nông thôn nghèo, Tăng Tuấn đến với bóng đá với mong ước “cất ngôi nhà cho bố mẹ, xây tương lai cho bản thân”. Anh rời Triệu Sơn để lên gia nhập lò đào tạo trẻ Thanh Hóa khi mới 13 tuổi.
Đến năm 16 tuổi, Tuấn nhận tin sét đánh khi bị trả về với lý do thể hình nhỏ bé. Đó là quãng thời gian khó khăn với chàng trai sinh năm 1986 này. Tuấn bị chấn thương hành hạ hơn 2 tháng trời. Anh đã nghĩ đến tìm một hướng đi khác.
Tình cờ một lần, anh lên Kon Tum chơi rồi bắt gặp “người mai mối” đưa anh xuống Gia Lai. Thời gian này, bầu Đức đưa về Pleiku những chân sút nổi đình nổi đám như Kiatisak, Dusit,…
Bất kể đứa trẻ nào đều muốn chạm mặt thần tượng mình. Tăng Tuấn cũng vậy. Anh quyết tâm thi đậu và cuối cùng đã đậu vào đội bóng của Gia Lai. “Khi tôi chọn bến đỗ Gia Lai, tôi chỉ mong lên đó được xem anh Kiatisak tập luyện, thi đấu để học hỏi nhiều hơn”, Tuấn kể lại.
Và khi tôi rời khỏi đội bóng, không thể giữ tôi ở lại nên bầu Đức bức xúc nói lên câu nói đó. Bản thân tôi chịu rất nhiều áp lực với câu nói đó”, Tăng Tuấn trải lòng.
Ở HAGL, Tăng Tuấn không chỉ lo “cơm áo gạo tiền” mà tương lai sau này của anh vẫn vô định khi tiền đâu để lo. Nhưng khi về Bình Dương, anh có tất cả. “Từ sự quan tâm của lãnh đạo đội bóng đến tinh thần, kinh tế, tất cả mọi thứ trong thời gian gắn bó với Bình Dương tôi đều được nhận. Điều này giúp tôi thoải mái để yên tâm thi đấu, không phải lo về vấn đề về sau”, cựu tiền đạo gốc Thanh Hóa chia sẻ.
Về Bình Dương, Tăng Tuấn đổi đời nhưng sóng gió chưa một ngày buông tha anh dù đã rời phố Núi. Anh đá tốt, đá hay nhưng chưa một lần được lên các ĐT Việt Nam sau đó. Tuấn trăn trở ngày đêm. Những lúc có đợt tập trung, Tuấn nhấp nhổm hy vọng lắm nhưng rồi, anh cay đắng biết được sự thật.
“Tôi có nghe những người xung quanh nói rằng, từ khi chuyển về Bình Dương, cơ hội lên đội tuyển của tôi bị dập tắt. Sau này, tôi gặp lại các cầu thủ trẻ HAGL, họ nói, anh đừng bao giờ mơ lên đội tuyển nữa nhé! Phải một thời gian sau, tôi mới biết sáng tỏ vì lý do gì mà tôi không bao giờ có tia hy vọng nhỏ nhoi lên đội tuyển Việt Nam.
Tôi rất là buồn vì muốn dành hết tuổi trẻ phấn đấu để cống hiến cho CLB chủ quản và cho ĐT Việt Nam. Khi giải đáp thắc mắc, biết lý do không được lên, tôi không nói nên lời. Buồn vì người quản lý đã làm điều đó với tôi, vì sao lại chặn đứng khát khao của mình. Thực sự, khi biết điều đó, tôi chỉ chuyên tâm về CLB Bình Dương, cống hiến hết mình những gì cho Bình Dương và sau này là Thanh Hóa, XSKT Cần Thơ”, giọng vẫn nghẹn ứ, ánh mắt đỏ hoe, Tuấn giãi bày.
Bốn năm khoác áo Bình Dương, Tuấn có tất cả. Từ danh hiệu, sự tôn trọng cho đến kinh tế. Rồi, anh quyết định ra đi để về đầu quân cho đội bóng quê hương khi bóng đá Thanh Hóa quyết “chơi lớn”.
Khi ra đi, anh trình bày thẳng thắn nguyện vọng với BLĐ Bình Dương. “Khi đề cập với Bình Dương rằng, lãnh đạo Thanh Hóa và HLV rất muốn về phục vụ quê hương 1, 2 mùa thì các chú đều niềm nở, tạo điều kiện để tôi ra đi”, cựu tiền đạo sinh năm 1986 nói như một lời biết ơn với Bình Dương bởi nơi đây đã tạo bàn đạp để anh có cuộc sống ổn định.
Hướng đến chân trời mới
Có những bản hợp đồng chuyên nghiệp, Tuấn tiết kiệm và có “chút đỉnh” để tạo dựng cuộc sống mới sau khi giải nghệ. Anh cưới vợ làm công an, mua nhà ở Đà Nẵng và xây khách sạn.
Cuộc sống với Tuấn giờ là niềm mơ ước của bao người. “Mọi chuyện đã qua rồi. Tôi cũng không trách bản thân một ai đó nữa. Tôi không bao giờ suy nghĩ, để trong đầu nữa mà cần hướng tới những mục tiêu mới trong cuộc sống. Tôi không trách móc, oán hờn một ai cả”, Tuấn giãi lòng.
Tuấn dành nhiều thời gian cho gia đình khi xa nhà đã lâu, công việc của vợ ở cơ quan ngày càng bận bịu trong khi con còn nhỏ. Anh quyết định giải nghệ ở tuổi 32. Ấy thế, Tuấn vẫn nung nấu giấc mơ sân cỏ.
Anh cùng hai người bạn là Đoàn Hùng Sơn và Nguyễn Xuân Nam (cựu cầu thủ SHB Đà Nẵng) mở Trung tâm bóng đá cộng đồng TSN’S Dream để dạy các em nhỏ và thỏa nỗi nhớ sân cỏ. Và đó cũng giúp những cựu cầu thủ có thêm kinh tế để trang trải cuộc sống.
“Trước mắt, tôi dự định học lớp HLV bằng C và sau này gắn bó bóng đá lâu dài hơn như đào tạo trẻ, cống hiến những gì được học tập để truyền đạt lại cho các em”, Tuấn trải lòng.
Anh vượt qua ngưỡng mà nhiều cựu cầu thủ HAGL không thể vượt qua để xây đắp tương lai vững chắc cho bản thân khi giã từ sự nghiệp “quần đùi, áo số”!