Những điều cần biết về thiết bị đo nhịp tim chạy bộ

Thanh Mai
thứ năm 10-12-2020 14:56:58 +07:00 0 bình luận
Sử dụng thiết bị đo nhịp tim không chỉ giúp bạn tối ưu hóa cường độ tập luyện, tìm ra cách tập luyện phù hợp, mà còn giúp bạn hiểu cơ thể, tránh những sự cố đáng tiếc khi chơi thể thao…

Thiết bị đo nhịp tim không còn xa lạ với các VĐV thể thao, đặc biệt là ở môn chạy bộ. Thỉnh thoảng bạn vẫn nhìn thấy những anh chàng mình trần đeo một dây đen quanh vùng ngực mà thoạt nhìn giống như “mặc áo con”, thì đích thị là anh ấy đang dùng thiết bị đo nhịp tim đấy.

Dùng thiết bị đo nhịp tim có lợi gì?

Thiết bị đo nhịp tim giúp người dùng theo dõi hoạt động của hệ thống tim mạch trong mọi vận động hằng ngày, trong tập luyện và thi đấu. Các thiết bị đo nhịp tim hiện đại bây giờ được thiết kế giúp người sử dụng xác định ngưỡng tập luyện tối ưu.

Ưu điểm của thiết bị đo nhịp tim:

Tập thể dục, đi bộ: Thiết bị đo nhịp tim phù hợp cho tất cả những người vận động, không phân biệt bạn là VĐV chuyên nghiệp hay chỉ là người đi bộ vài chục phút mỗi ngày. Dùng thiết bị đo nhịp tim có thể giúp bạn biết chính xác khoảng nhịp tim tối ưu cho việc giảm mỡ, giảm cân… từ đó có thời gian tập luyện đốt năng lượng phù hợp.

Chạy bộ: Thiết bị đo nhịp tim giúp người dùng duy trì cường độ tập luyện ở mức cao nhất trong những ngày tập nặng hoặc giữ ở chế độ phù hợp trong những ngày tập nhẹ hơn. Nhiều dòng thiết bị đo nhịp tim còn có chức năng cảnh báo tình trạng mất nước hoặc hạ đường huyết.

Sử dụng thiết bị đo nhịp tim có thể cho bạn biết mình đang ở tình trạng vận động như thế nào. Nếu bạn tập luyện quá sức, nhịp tim đẩy lên cao thì thiết bị sẽ cảnh báo để bạn giảm cường độ, tránh được những trường hợp đáng tiếc như kiệt sức, đột quỵ, thậm chí là tử vong…

Một số loại thiết bị đo nhịp tim

Dây đeo ngực đang là loại thiết bị đo nhịp tim hay được sử dụng nhất. Dây đeo giúp thiết bị áp sát vào ngực, đo được chính xác nhịp tim của người tập. Dây đeo ngực đo nhịp tim có thiết kế chung gồm có một sợi dây thun co giãn để đeo quanh ngực. Mặt trong dây được trang bị điện cực (eletrode pad) tiếp xúc trực tiếp với da. Mặt ngoài được gắn với thiết bị truyền tín hiệu (transmitter), thường có thể tháo rời để dễ thay pin.

Cảm biến quang học gắn trên các thiết bị đồng hồ thông minh cũng được sử dụng phổ biến. Thiết bị quang học này rất dễ nhận biết khi nằm ở mặt dưới của đồng hồ, áp sát vào cổ tay để đo được mạch. Khi có ánh đèn xanh xanh nháy nháy ở mặt dưới đồng hồ, thì đó là cảm biến quang học đang hoạt động.

Thiết bị nào tối ưu hơn?

Cũng rất khó để khẳng định loại thiết bị nào tối ưu hơn: dây đeo ngực hay cảm ứng quang học gắn với đồng hồ?

Hãy tùy vào ngân sách và mức độ tập luyện để lựa chọn sử dụng sản phẩm. Bạn có chọn loại dây đeo ngực nếu cần tập luyện theo vùng nhịp tim (heart rate zone). Bạn có thể kết nối với điện thoại qua Bluetooth 4.0 hoặc với đồng hồ qua ANT+/Bluetooth tùy loại. Dây đeo ngực luôn cho kết quả ổn định và đáng tin cậy nhất, bất kể bạn đang tập gym hoặc chạy biến tốc cường độ cao.

Một số hãng sản xuất dây đeo nhịp tim được tin dùng hiện nay có: Garmin, Magene, Polar, Wahoo... Giá của thiết bị thường dao động từ 700.000 đồng đến 3 triệu đồng.

Nếu bạn chưa phải người tập luyện chuyên nghiệp, chỉ ở mức độ tập luyện thông thường cho khỏe thì một chiếc đồng hồ có cảm biến quang học đọ nhịp tim là phù hợp Các loại đồng hồ được trang bị cảm biến đo nhịp tim phổ biến hiện nay như: Garmin Forerunner 245, Garmin Forerunner 45, Garmin Forerunner 945,… đủ để khiến làm nhìn vừa sành điệu là có tác dụng hỗ trợ tập luyện tốt.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm