Tập luyện với thiết bị, công nghệ mô phỏng không phải là điều mới lạ. Trước khi được trải nghiệm thực tế, các phi công hay những phi hành gia đều phải tập luyện hàng trăm, thậm chí hàng nghìn giờ với các thiết bị, công nghệ mô phỏng 3D, VR (Thực tế ảo) hay AR (Thực tế ảo tăng cường). Đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp họ có thể trau dồi và mài giũa kỹ năng trước khi “thực chiến”.
Ngày nay, công nghệ thực tế ảo còn được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như phẫu thuật hay cứu hỏa. Có thể nói, VR thực sự là một giải pháp tuyệt vời, giúp các học viên có thể rèn luyện kỹ năng và sự linh hoạt trước khi áp dụng vào thực tế đời sống.
Việc áp dụng VR vào các giáo án tập luyện thể thao là điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tất cả những ý tưởng đó đều vẫn đang nằm trên giấy hoặc đã có những thử nghiệm áp dụng VR vào tập luyện nhưng kết quả thu lại là vô cùng khan hiếm.
Trong nghiên cứu mới đây được xuất bản trên Tạp chí khoa học uy tín PLOS One có tên “Getting your game on: Using virtual reality to improve real table tennis skills” (tạm dịch: Chinh phục cuộc chơi của bạn: Sử dụng Công nghệ Thực tế ảo để cải thiện kỹ năng chơi bóng bàn”), nhóm nghiên cứu sinh đến từ Trường ĐH South Australia đã chỉ ra được hiệu quả của việc tập luyện với công nghệ thực tế ảo có thể giúp VĐV trau dồi kỹ năng thực tiễn.
“Đầu tiên, Công nghệ thực tế ảo giúp cho chúng ta có thể tập luyện mà không cần môi trường, ví dụ như nơi có độ dốc để tập trượt truyết hay nhiều người để tập luyện bóng đá. Thứ hai, việc áp dụng công nghệ thực tế ảo vào tập luyện giúp cho VĐV có thể ghi nhận và theo dõi được sự cải thiện về phong độ cũng như kỹ năng của mình hàng ngày. Cuối cùng, công nghệ VR có thể mở rộng và giúp cho người dùng có nhiều không gian để tập luyện theo nhiều cách khác nhau”, nghiên cứu ghi rõ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến quan ngại cũng được đưa ra như liệu các kỹ năng dược trui rèn trong môi trường VR có thể ứng dụ vào thực tế, nơi mà các kỹ năng trở nên “thiên biến vạn hóa” hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các kỹ năng rèn luyện trong môi trường VR liệu còn giữ nguyên tốc độ và sự thanh thoát khi áp dụng ngoài đời thực.
Để phản biện những quan ngại trên, ông Stefan Carlo Michalski và các thành viên của nhóm nghiên cứu đã mở ra một cuộc thử nghiệm. Theo đó, một nhóm VĐV bóng bàn nghiệp dư được đeo thiết bị thực tế ảo HTC Vive có cài đặt phần mềm chơi bóng bàn thực tế ảo Eleven: Table Tennis VR được phát triển bởi Fun Labs.
Tổng điểm người chơi nhận được sẽ được tính từ kết quả của từng nhiệm vụ hoàn thành, gồm đánh trái tay, đánh thuận tay và đánh xem kẽ (sau một cú đánh thuận tay sẽ phải là một cú đánh trái tay hoặc ngược lại. Trong khi đó, một nhóm VĐV bóng bàn khác cũng sẽ phải trải qua các thử thách tương tự, nhưng ở ngoài đời thực.
Sau một thời gian nghiên cứu, ông Stefan và các cộng sự thu lại được kết quả đầy bất ngờ. Các VĐV sử dụng thiết bị VR (test group) có thành tích tốt hơn nhóm còn lại (control group) bất chấp việc các VĐV không sử dụng thiết bị VR cũng cho thấy được sự cải thiện nào đó.
“Những kết quả thu được gần đây chính là cơ sở cho việc áp dụng Cộng nghệ thự tế ảo vào tập luyện thể thao, đặc biệt là khi gặp khó khăn trong việc tạo ra môi trường tập luyện hay môi trường đó thiếu tính thực tiễn và khả thi trong thế giới thực.
Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục có những nghiên cứu liên quan tới việc áp dụng VR vào những môn thể thao khác, với những VĐV ở đẳng cấp khác nhau”, ông Stefan nhấn mạnh.