Chẳng cần phải đợi sau mấy tháng, lợi ích của việc chạy bộ được nhận thấy một cách dễ dàng chỉ sau vài chục phút tập luyện.
Tâm trạng hứng khởi
#1. Theo các công trình nghiên cứu khoa học được viết trong Tạp chí Hạnh phúc (Journal of Happiness Studies), chỉ 10 phút hoạt động thể chất hoặc 1 ngày tập thể dục trong 1 tuần có thể giúp tâm trạng của bạn cải thiện trông thấy.
#2. Nhà nghiên cứu Stefan Brené chỉ ra trong cuốn “Running is rewarding and antidepressive” (Chạy thật sự bổ ích và đẩy lùi trầm cảm) rằng, chạy bộ có thể là cách tốt nhất để khởi đầu tuần làm việc một cách hứng khởi. Thậm chí, chỉ 20 phút chạy bổ có thể giúp bạn cảm thấy sáng khoái, giảm nguy cơ bị trầm cảm.
#3. Bản nghiên cứu “Exercise and Pharmacotherapy in the Treatment of Major Depressive Disorder” (Thể dục và dược lý trong điều trị rối loạn trầm cảm), các nhà khoa học cho biết, chạy bộ sẽ kích thích sự phát triển tế bào não mới ở vùng hồi hải mã liên quan đến trí nhớ.
Tinh thần sảng khoái:
#4. Trong nghiên cứu “The effect of 6 hours of running on brain activity, mood, and cognitive performance“ (Ảnh hưởng của 6 giờ chạy bộ tới não bộ, tâm trạng và khả năng nhận thức), chạy bộ sẽ ngay lập tức giảm áp lực hoạt động lên vùng vỏ não trước trán, giúp bạn không rơi vào trạng thái hoảng loạn khi đối mặt với áp lực trong công việc và cuộc sống.
#5. Nhà khoa học Jasper A. J. Smits và các cộng sự đã tạo nên “Thử thách Carbone Dioxide”, trong đó những người tham gia sẽ được tham gia một loạt các hoạt động thể chất trước khi được đưa vào môi trường có nồng độ CO2 tăng 20% so với bình thường. Kết quả cho thấy, những người hoạt động càng nhiều sẽ ít lo lắng, hoảng sợ hơn trong những tình huống thực sự đáng sợ.
Kích thích tâm trạng mà không cần dùng thuốc:
#6. Trong một nghiên cứu của Khoa Thú y của trường Đại học Missouri trên chuột thí nghiệm, những con chuột hoạt động cường độ cao, sự hưng phấn tăng gấp 4 lần so với những con chuột lười hoạt động. Điều này hoàn toàn có hiệu quả tương tự với con người.
#7. Một nghiên cứu của Đại học Arizona, xuất bản vào tháng 4/2012 cho thấy, chạy bộ thúc đẩy việc sản sinh ra Endocannabinoids (phân tử hạnh phúc), tạo nên trạng thái phiêu của người chạy bộ (runner’s high).
#8. Nhà khoa học Hannah Steinberg và cộng sự đã đưa ra một thí nghiệm khi cho 63 người tập một bài tập aerobic và 63 người khác sẽ ngồi xem một video "trung tính" (không buồn, không vui) trong cùng thời gian tương tự. Sau đó, tất cả sẽ làm bài kiểm tra Torrance về tư duy sáng tạo. Kết quả cho thấy, những người tập aerobic có tâm trạng hào hứng và điểm số bài test tốt hơn so với những người ngồi xem video.
Tinh chỉnh lại hoạt động của các bộ phận trong cơ thể:
#9. Chạy nói riêng và các môn thể thao vận động nói chung sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp của mình. Trong một bản nghiên cứu của các nhà khoa học với 802 bệnh nhân tăng huyết áp (không có sự chênh lệch nhiều về tuổi tác và tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao – BMI). Trong đó, 424 bệnh nhân sẽ được tập các bài tập aerobic, còn 378 bệnh nhân còn lại không tập, mà chỉ chữa trị và theo dõi như bình thường. Kết quả cho thấy, nhóm 424 bệnh nhân đã có sự chuyển biến tích cực về các chỉ số huyết áp tâm thu (SBP) và huyết áp tâm trương (DBP) so với 378 bệnh nhân còn lại.
#10. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), các hoạt động thể chất sẽ giúp bạn tăng độ nhạy cảm của các tế bào với insulin, đồng thời giảm lượng đường glucose trong máu tới 24 giờ hoặc nhiều hơn. Bởi lẽ, khi tập luyện, đường trong máu sẽ bị tiêu tốn vào nhu cầu năng lượng và hoạt động co duỗi cơ bắp.
#11. Theo công trình nghiên cứu của Giáo sư Andrew Shanely và đồng nghiệp trên 10 đối tượng nam độ tuổi từ 22 đến 33. Sau 45 phút đạp xe liên tục, cơ thể sẽ tác động tích cực đến các hoạt động của neuron thần kinh trong việc tăng trao đổi chất trong vòng 14 giờ sau đó. Kết quả tương tự cũng sẽ đến khi bạn chạy bộ trong 30 phút và 15 phút tập các bài tập làm nóng và giãn cơ.