Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?

Anh Chung
thứ bảy 17-8-2019 6:27:00 +07:00 0 bình luận
Rất nhiều NHM biết tới những SVĐ nổi tiếng với sức chứa lớn ở giải Ngoại hạng Anh, nhưng liệu bạn có biết sân bóng nào có kích thước mặt sân lớn nhất?

Rất nhiều NHM biết tới những SVĐ nổi tiếng với sức chứa lớn ở giải Ngoại hạng Anh, nhưng liệu bạn có biết sân bóng nào có kích thước mặt sân lớn nhất?

Bắt đầu từ năm 2008, để tiêu chuẩn hóa kích thước của sân bóng dành cho các trận đấu quốc tế, FIFA đã quyết định đặt kích thước cố định là: chiều dài 105m và chiều rộng 68m (thay vì chiều dài tối thiểu và tối đa từ 90m đến 110m và chiều rộng tối thiểu và tối đa từ 64m đến 75m như trước).

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Kích thước sân bóng 11 người của FIFA

Mặc dù vậy, do khoảng cách giữa khán đài với mặt sân của một số đội bóng quá gần nên xảy ra trường hợp kích thước của sân bóng đó không thể đạt chuẩn FIFA, tạo nên những điểm khác biệt ở kích thước mặt sân của một số sân vận động trên Thế giới.

Đặc biệt là tại giải Ngoại Hạng, chúng ta thường xuyên thấy khán đài sát với sân bóng. Vậy nên chúng ta sẽ thấy có một số sân bóng không đạt được tỉ lệ chuẩn, kể cả một số sân nhà của các đội bóng lớn.

Emirates

Sân Emirates của Arsenal có kích thước mặt sân đúng với tiêu chuẩn FIFA là 105m x 68m. Ngôi nhà của các Pháo thủ được khởi công năm 2004 và hoàn thành vào năm 2006 để thay thế sân Highbury huyền thoại.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Sân Emirates của Arsenal

Được đánh giá là một trong những sân vận động hiện đại nhất thế giới, Emirates luôn là điểm tựa giúp Arsenal thi đấu thăng hoa dù phải đón tiếp bất cứ đối thủ nào.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Hình ảnh mặt sân Emirates

Ngoài việc tổ chức các trận đấu của Arsenal, sân Emirates còn được Liên đoàn bóng đá Brazil chọn lựa làm nơi tổ chức rất nhiều trận giao hữu có sự góp mặt của đội tuyển Nam Mỹ này.

Old Trafford

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Nhà hát của những giấc mơ Old Trafford

Giống như hầu hết các sân vận động khác, Old Trafford cũng có kích thước mặt sân theo đúng quy chuẩn của FIFA là 105m x 68m.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Bên trong SVĐ Old Trafford

Old Trafford luôn là sân vận động mà các đối thủ của MU cảm thấy không hề dễ chịu khi phải thi đấu dưới sức ép của hơn 7 vạn khán giả.

Đây cũng là nơi chứng kiến gần như toàn bộ quá trình lịch sử của đội bóng nửa đỏ thành Manchester với hơn 100 năm tuổi đời và là một trong những sân vận động nổi tiếng nhất Thế giới.

Anfield

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Thánh địa Anfield của Liverpool

Khác với đa số những sân vận động khác tại giải Ngoại hạng, sân nhà của đội bóng đất cảng Liverpool có kích thước mặt sân 101m x 68m. Chiều dài của sân bóng này còn thiếu 4 mét so với quy chuẩn FIFA. Đây cũng là điểm khá đặc biệt của sân Anfield.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Mặt sân SVĐ Anfield

Anfield là một trong những sân vận động lâu đời nhất Xứ sở sương mù khi được xây dựng từ những năm 80 của Thế kỷ 19 và trở thành sân nhà của Liverpool kể từ khi đội được thành lập năm 1892. Sau những nâng cấp ở mùa giải năm ngoái, sân Anfield đã có sức chứa lên tới 54.074 chỗ ngồi, đạt tiêu chuẩn 5 sao của FIFA về chất lượng sân vận động.

Etihad Stadium

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Etihad Stadium

Etihad Stadium (tiền thân là sân City Of Manchester) là sân nhà của đội bóng nhà giàu Manchester City. Được khởi công xây dựng năm 2002 để chuẩn bị cho đại hội Thể thao khối Thịnh vượng chung rồi trở thành sân nhà của đội bóng nửa xanh thành Manchester ngay sau đó.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Toàn cảnh mặt sân Etihad Stadium

Sân Etihad cũng có kích thước mặt sân đạt tiêu chuẩn FIFA là 105m x 68m. Nằm trong Top 5 sân vận động lớn nhất giải ngoại hạng Anh với sức chứa hơn 55.000 chỗ ngồi. Ngoài tổ chức thi đấu thể thao, sân Etihad còn là nơi tổ chức các sự kiện âm nhạc của các nghệ sỹ danh tiếng trên thế giới.

Stamford Bridge

Sân nhà của Chelsea có kích thước nhỏ hơn một chút so với quy chuẩn với kích thước 103m x 67m. Được xây dựng từ năm 1877 nhưng mãi đến năm 1982, Stamford Bridge mới trở thành sân nhà của đội bóng có biệt danh The Blues.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
SVĐ Stamford Bridge

Stamford Bridge có sức chứa 42.055 chỗ ngồi, xếp thứ 8 trong danh sách những sân vận động lớn nhất giải Ngoại hạng. Đã từ lâu nơi đây trở thành một địa điểm đi dễ khó về với các đối thủ của Chelsea. Ngoài sự cuồng nhiệt của các cổ động viên đội nhà, kích thước mặt sân khác biệt cũng là một điểm gây khó dễ cho các cầu thủ đội khách.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Bên trong SVĐ Stamford Bridge

Falmer Stadium

Falmer Stadium là sân nhà của Brighton, có kích thước 105m x 69m.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
SVĐ Falmer Stadium

Falmer Stadium còn có tên gọi khác là American Express Community Stadium sau khi tập đoàn này tài trợ đội bóng phía nam nước Anh. Sân được khai trương vào tháng Bảy năm 2011 và là một trong những sân vận động trẻ tuổi nhất giải Ngoại hạng năm nay.

London Stadium

Sân vận động của West Ham là sân tổ chức lễ khai mạc và lễ bế mạc của Olympic London 2016. Đây cũng là ngôi nhà mới của The Hammers sau khi họ chuyển nhà từ Upton Park sau 112 năm.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
London Stadium

London Stadium có kích thước mặt sân chuẩn 105m x 68m và là sân bóng duy nhất tại Premier League có đường chạy ngăn cách khán giả với sân thi đấu.

Các SVĐ Ngoại hạng Anh có kích thước mặt sân khác nhau thế nào?
Bên trong SVĐ London
Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm