Khái niệm “bữa ăn gian lận”
Cheat Meal là việc ăn những món người tập thích những lại không nằm trong danh sách những món ăn “lành mạnh” của thực đơn giảm cân.
Các nghiên cứu cho rằng thực hiện “bữa ăn gian lận” có tác dụng nhất định đến quá trình giảm cân khi kích thích tạo ra các chất đẩy mạnh sự chuyển hóa mỡ và kiểm soát sự thèm ăn của người tập.
Nguyên tắc áp dụng “bữa ăn gian lận”
Cheat Meal chỉ việc người tập được phép “ăn gian” một bữa trong ngày chỉ không phải toàn bộ các bữa của ngày đó. Ví dụ, người tập ăn ba bữa một ngày thì chỉ được phép “ăn gian” một bữa, các bữa còn lại vẫn phải tuân thủ chế độ ăn kiêng đã đặt ra.
Thông thường, tỷ lệ “ăn gian” thường là 90/10 hoặc 80/20, nghĩa là ăn 80-90% thực phẩm lành mạnh, còn lại là những đồ ăn khoái khẩu nhưng bị đánh giá là “có hại”.
Vì sao cần áp dụng “bữa ăn gian lận”?
Sau những ngày khổ sở vì phải nạp toàn những thực phẩm được coi là lành mạnh như: thịt lợn nạc, ức gà, rau xanh… bạn sẽ thấy thật sự sung sướng khi được ngấu nghiến món thịt bò nướng béo ngậy, hay thậm chí là những miếng pizza đầy chất béo…
Việc chuyển sang bữa ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn sau cả tuần ăn uống “kham khổ”. Áp dụng một “bữa ăn gian lận” trong tuần sẽ giúp bạn có một ngày nghỉ ngơi thật sự, ăn thật no những món khoái khẩu mà cả tuần bạn không dám động tới.
Thời điểm nào nên áp dụng cheat meal
Thông thường, nhiều người sẽ chọn cách ăn đúng kế hoạch từ đầu tuần đến thứ bảy. Ngày chủ nhật sẽ cho phép cơ thể nghỉ ngơi và dành một bữa ăn thoải mái những món mình them. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm không tốt như: đồ ăn nhanh (cánh gà rán, pizza, đồ nhiều bơ sữa…) vì nó có thể phá hỏng kết quả “nhịn ăn gian” của cả tuần.
Nên ăn đa dạng hơn trong “bữa ăn gian lận”. Ăn đầy đủ các thực ăn giàu đạm và đặc biệt đừng quá kỳ thị tinh bột, bởi đây vẫn là chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất.