Kỷ lục chuyển nhượng ở Premier League: Từ "vịt" đến "thiên nga"

thứ tư 20-7-2016 14:50:31 +07:00 0 bình luận
Thương vụ Paul Pogba sẽ giúp Premier League cán mốc 1 tỷ bảng trên TTCN mùa Hè và thiết lập kỷ lục mới về số tiền mua bán cầu thủ.

Các đội bóng Premier League dự kiến sẽ ném vào thị trường chuyển nhượng mùa Hè năm nay khoảng 1 tỷ bảng để thiết lập kỷ lục về số tiền mua bán cầu thủ. 

Đáng chú ý, ngay cả một đội bóng thường thường bậc trung như West Ham cũng có đủ tự tin để gửi lời hỏi mua ngôi sao James Rodriguez của Real Madrid. Vậy đội bóng của HLV Slaven Bilic dựa vào đâu mà dám "chơi ngông" như vậy? Câu trả lời chính là nền tảng tài chính vững vàng của các đội bóng Anh nhờ nguồn tiền khổng lồ đến từ các hợp đồng bản quyền truyền hình.

Vào thời điểm giải đấu mới ra mắt, các đội bóng ở Premier League mới chỉ kiếm được 304 triệu bảng từ nhà Đài BSkyB trong 5 mùa giải, từ 1992 đến 1997. Nhưng đến giai đoạn 2001-2004 thì tiền bản quyền truyền hình ở giải đấu cao nhất nước Anh đã vượt mốc 1 tỷ bảng, đạt 1,2 tỷ bảng. 

Từ Division One lên Premier League, phí chuyển nhượng tăng hơn 3.000%

Các đội bóng Premier League đang vớ bẫm từ "miếng bánh" bản quyền truyền hình khổng lồ

Với tốc độ tăng "phi mã" như vậy nên cũng không có gì bất ngờ khi số tiền mà các đội bóng Premier League có được trong giai đoạn 2016-2019 lên đến hơn 8 tỷ bảng. Và quan trọng hơn nữa là  miếng bánh bản quyền truyền hình tại Premier League được chia công bằng cho cả 20 đội bóng tham dự giải. 

Cụ thể, tiền BQTH của Premier Legaue được chia theo nguyên tắc, 50% được chia đều cho 20 đội bóng, 25% chia từ cao xuống thấp dựa theo xếp hạng của các CLB trong mỗi mùa giải và 25% còn lại chia theo số trận của các CLB được phát sóng trực tiếp truyền hình. Nhờ vậy mà các đội bóng xếp bét bảng xếp hạng cũng nhận được khoản tiền thưởng ít hơn chưa đến 30 triệu bảng so với đội bóng vô địch. 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp các đội bóng Anh sẽ có nguồn lực tài chính vững vàng hơn để tạo ra những kỷ lục mới trên thị trường chuyển nhượng. 

Không nói đâu xa, Man Utd chuẩn bị thiết lập kỷ lục chuyển nhượng mới khi hỏi mua lại Pogba từ Juventus với mức giá 100 triệu bảng, tức là hơn 15 triệu bảng so với số tiền mà Real Madrid bỏ ra để chiêu mộ Gareth Bale từ Tottenham vào năm 2013. Riêng tại Premier League, "Quỷ đỏ" cũng sẽ phá kỷ lục của giải đấu đang được nắm giữ bởi họ từ năm 2014 khi mua lại tiền vệ Angel di Maria từ Real Madrid với mức giá 59,7 triệu bảng. 

Từ Division One lên Premier League, phí chuyển nhượng tăng hơn 3.000%

Ngược dòng thời gian về quá khứ, mức phí chuyển nhượng của Paul Pogba cao gấp hơn 34 lần so với phí chuyển nhượng cựu tiền đạo Dean Saunders, người đã thiết lập kỷ lục cầu thủ đắt giá nhất trong làng bóng đá Anh vào Hè năm 1991 khi chuyển từ Derby County sang Liverpool với mức phí 2,9 triệu bảng. 1991/92 - Đó là mùa cuối cùng giải đấu cấp cao nhất nước Anh còn mang tên Division One. Khi đó, tổng phí chuyển nhượng của 20 đội bóng tham dự giải đấu này cũng chỉ là 74 triệu bảng. 

Còn kể từ khi Premier League ra đời, 1992/93, bộ mặt bóng đá cấp CLB xứ Sương mù đã thay đổi hoàn toàn. Bằng chứng là ngay mùa đầu tiên các CLB đã tiêu tới 95 triệu bảng cho khâu chuyển nhượng. Và khi Premier League ngày càng lung linh hơn nhờ kim tiền, cũng dễ hiểu khi số tiền các đội đổ vào thị trường chuyển nhượng cũng tăng với tốc độ "phi mã". 

20 năm sau ngày kỷ lục chuyển nhượng của Dean Saunders được thiết lập, kỷ lục mới cho bóng đá Anh đã tăng giá trị gấp 15 lần, với vụ Aguero chuyển tới Man City với phí 38 triệu bảng. Và sự có mặt của những tài phiệt như Abramovich, từ lâu trước đó (2003), đã mở đầu cho làn sóng các đội bóng Premier League rơi vào tay các ông chủ ngoại lắm tiền nhiều của. 3 năm sau ngày thâu tóm Chelsea, Abramovich tạo ra một quả bom tấn trên thị trường chuyển nhượng khi bỏ ra 30,8 triệu bảng để mang tiền đạo Andriy Shevchenko từ AC Milan về Chelsea. 

Nếu 25 năm trước 2,9 triệu bảng có thể mua được ngôi sao sáng nhất ở giải đấu hàng đầu nước Anh, giờ số tiền chỉ đủ mua một cầu thủ trẻ có chút ít tiềm năng hoặc ngôi sao ở sườn dốc bên kia sự nghiệp. Và đương nhiên, khi gần như mỗi mùa có thêm một kỷ lục chuyển nhượng được thiết lập, giờ cái tên Dean Saunders cũng trở nên "lỗi mốt" như chính số tiền chuyển nhượng ngày nào.

Từ Division One lên Premier League, phí chuyển nhượng tăng hơn 3.000%
Những thương vụ bom tấn trong làng bóng đá Anh qua từng giai đoạn

 

Bây giờ, thương vụ Pogba sắp góp phần tạo ra kỷ lục chuyển nhượng 1 tỷ bảng trên thị trường chuyển nhượng mùa Hè ở Premier League năm nay. Nếu điều này xảy ra thì đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử có một giải đấu cán mốc chuyển nhượng 1 tỷ bảng trong một kỳ chuyển nhượng.

Và dĩ nhiên, khi mà tổng chi phí chuyển nhượng đã tăng thì mức phí chuyển nhượng trung bình của giải đấu cũng phải cao hơn trước. Một ví dụ đơn giản, chi phí chuyển nhượng trung bình ở Premier League đã tăng từ 3,8 triệu bảng/vụ vào năm 2007 lên 8,4 triệu bảng/vụ vào năm ngoái, thời điểm tổng chi phí chuyển nhượng của giải đấu là 870 triệu bảng.

Còn bây giờ, khi tổng phí chuyển nhượng ở Premier League chuẩn bị cán mốc 1 tỷ thì chi phí chuyển nhượng trung bình của giải đấu sẽ còn tăng đến mức nào?

Từ Division One lên Premier League, phí chuyển nhượng tăng hơn 3.000%

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm