Chạy marathon gian lận, chạy với bib (số đeo thi đấu) không chính chủ khiến giải chạy Hangzhou Marathon phải áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Công nghệ nhận dạng gương mặt ở Trung Quốc đã phát triển mạnh và được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, ngay cả các giải chạy marathon cũng không phải là ngoại lệ.
Tại giải chạy Hangzhou International Marathon năm nay, BTC giải chạy này đã áp dụng công nghệ nhận dạng mặt để giảm thiểu các trường hợp chạy bộ ăn gian.
Với hệ thống nhận dạng này, những runner chạy đổi bib hoặc đeo bib không chính chủ sẽ bị phát hiện. Năm ngoái, công nghệ nhận dạng khuôn mặt từng được sử dụng ở giải chạy Beijing Half Marathon. 20.000 VĐV tham gia đã được hệ thống quét sinh trắc học.
Vấn nạn chạy marathon gian lận đang ngày càng gia tăng ở nhiều giải chạy tại Trung Quốc. Nhiều người thuê người khác chạy giỏi hơn chạy cùng, đổi bib nhằm đạt kết quả tốt hơn. Điều này xuất phát từ tâm lý "sống ảo", ngại bị bạn bè chê cười trong thời đại mà mỗi một nút "like" trên Facebook hay Instagram là nguồn động lực sống.
Ước tính Trung Quốc có khoảng 3 triệu người tham gia hơn 300 giải chạy marathon mỗi năm
Không chỉ yếu tố tâm lý "sợ thất bại" mà nhiều người thậm chí còn muốn có được thời gian chạy nhanh hơn khả năng thực tế để "nộp đơn" ở các giải chạy danh giá trên thế giới như Boston Marathon bởi điều kiện đáp ứng của những giải này quá khó, quá ngặt nghèo.
Tỉnh Hangzhou là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất Trung Quốc. Theo báo cáo, những người chạy gian lận ở giải này bị cấm tham gia 2 năm. Các cuộc chạy marathon ngày càng nở rộ ở Trung Quốc.
Ước tính có khoảng hơn 300 giải chạy được tổ chức tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Năm 2016, Trung Quốc có khoảng 2,8 triệu người tham gia các giải chạy marathon, tắng gấp gần 2 lần so với năm trước đó.
Liên đoàn điền kinh Trung Quốc từng cảnh báo sẽ áp dụng lệnh cấm trọn đời đối với các VĐV chạy marathon gian lận, bao gồm cả những người chạy bib không chính chủ. Trung Quốc siết chặt điều này sau khi 2 runner xấu số bị chết tại giải Ximen International Half Marathon 2016. Một trong hai người này chạy với bib mang tên người khác khiến việc xác định danh tính nạn nhân trở nên khó khăn.
Hiện tại, các giải chạy marathon ở Mỹ chưa áp dụng công nghệ nhận dạng mặt để phát hiện những người cố tính gian lận. Nếu các runner không tự giác thì việc đưa công nghệ can thiệp vào chạy bộ đường dài như công nghệ VAR trong bóng đá tất yếu sẽ xảy ra.