Theo chân 1800 VĐV vật vã bám đuổi nhau chạy vượt núi Sa Pa
thứ năm 28-9-2017 19:18:43 +07:000 bình luận
Những ngọn núi cao, những con dốc gắt liên tiếp sau mỗi khúc cua tay áo, những lối đi một bên vách núi một bên miệng vực như muốn vắt kiệt sức của 1800 VĐV.
Giải chạy ultra marathon vượt núi Sa Pa Vietnam Mountain Marathon (VMM) được coi là giải chạy khó nhất và hấp dẫn nhất Việt Nam hiện nay.
Những ngọn núi cao, những con dốc liên tiếp sau mỗi khúc cua tay áo, những lối đi chỉ vừa đủ 1 người với một bên là vách núi một bên là miệng vực như muốn vắt kiệt sức của các VĐV muốn chinh phục đường đua.
Webthethao đã theo chân các VĐV chạy cự ly 21km (bib màu vàng), cự ly "dễ" nhất, ngắn nhất có cổng đích ở Topas Ecolodge để chứng kiến các VĐV 21km phải vật vã đối phó với nắng, với dốc, với màn tra tấn thể lực ra sao.
Một cách ngẫu nhiên, các VĐV 21km được chứng kiến màn rượt đuổi hấp dẫn của các VĐV tốp đầu cự ly 100km (bib màu xám), 70km (bib màu đỏ) và 42km (bib màu cam) ngay từ vạch xuất phát bởi đoạn đường 21km cũng chính là đoạn cuối của các cự ly dài trên. Tổng số lượng VĐV của 4 cự ly khoảng 1800 người.
Nhiều đoạn dốc cùng đất đá lởm chởm buộc các VĐV phải leo bộ. Từng sợi cơ như căng lên sau mỗi nhịp chân bước về phía trước. Những người không có gậy thì chống 2 tay vào đùi vào hông để đỡ mỏi Những đoạn có cảnh đẹp, nhìn bao quát xuống thung lũng như một chiếu nghỉ để các VĐV lấy lại sức và thư giãn Sau khoảng 7km (1/3 chặng đường 21km), các VĐV đến điểm kiểm tra (check point) đầu tiên. Lúc này, một số VĐV 42km khác trong Top 10 cũng đã đuổi kịp Do đang cạnh tranh thứ hạng, các VĐV 42km thao tác rất nhanh: ăn dưa, ăn gel, nạp nước, dội nước vào người làm mát đều rất khẩn trương Tuy nhiên, các VĐV 42km nhóm này không ai bảo ai, chờ đợi nhau chứ không bỏ đi trước để tiếp tục cùng so kè với nhau trên đường đua Giám đốc giải Asger hỏi thăm sức khỏe 1 VĐV cao tuổi Nhiều người nhận ra "Lâm sắt" (áo xanh lá cây), 1 trong 3 VĐV người Việt đầu tiên hoàn thành full Ironman 140.6. Anh đã hồi phục thần kỳ sau khi đột quỵ nhiều tháng trước đây và lên Sa Pa để cổ vũ, hỗ trợ các runner.
Chuối và dưa giúp cho các VĐV thêm năng lượng, tỉnh táo hơn để chuẩn bị đối mặt... ...với con đường dài dằng dặc phía trước 11h47' Webthethao chạm trán hay nói cách khác là bị Graham Knight (VĐ 70km, áo đỏ) đuổi kịp khi qua đoạn đường khá êm do bà con phơi rơm trên đường Khi đích còn khoảng 7km, các VĐV bước vào cuộc chinh phục đỉnh núi Silverstone huyền thoại khi sức lực đã có phần kiệt quệ Chân núi Silverstone như tấm vách dựng đứng, BTC phải dùng cuốc để tạo bậc , chăng dây thừng để các VĐV có thể leo lên dễ hơn. Rất may, đường khô nên các VĐV leo không quá khó khăn. Các cọc tre có dán phản quang được cắm thành 1 dãy để dẫn lối các VĐV khi trời tối (VĐV phải mang đèn pin theo) Nếu không phải là người có sức bền, có cơ đùi khỏe thì Silverstone sẽ khiến các VĐV phải trả giá: mệt mỏi, đau nhức, kiệt sức và mất nhiều thời gian để nghỉ Có những đoạn đường đi chênh vênh, một bên là vách núi, một bên là miệng vực, khá nguy hiểm nếu VĐV phải đi qua lúc trời tối Mất nhiều sức để lên đến đỉnh núi, một số VĐV đủng đỉnh nghỉ ngơi và ngắm thung lũng phía dưới như món quà tự thưởng cho bản thân trước khi họ phải đổ dốc gắt liên tục trong khoảng hơn 3kmVideo Cao Ngọc Hà và các VĐV khác vất vả, tập tễnh đổ dốc khi chân đau, gối mỏi từ trên đỉnh Silverstone xuống: Cao Ngọc Hà về đích 100km sau khi PV Webthethao hoàn thành cuộc đua 21km khoảng 15 phút. Anh xếp thứ 3 chung cuộc Cao Ngọc Hà (áo hồng) và Trần Duy Quang (áo xanh cốm) hỏi thăm nhau Á quân 100km Manolito (Philippines) về sau Trần Duy Quang hơn 1h15' và trước Cao Ngọc Hà 1h11' Những nỗ lực không biết mệt mỏi của các VĐV được chào đón ở cổng đích bằng tiếng vỗ tay của các CĐV và tiếng nhạc dập dìu của ban nhạc Jazz biểu diễn từ chiều đến tối