Chạy bộ là môn thể thao đơn giản, tiện lợi và hiệu quả. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người tìm đến môn thể thao này. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về những khái niệm cơ bản liên quan đến chạy.
Có bao nhiêu bề mặt đường chạy và chúng có lợi-hại gì? Đó cũng là điều mà mỗi người tập nên tìm hiểu để tránh chấn thương.
1. Bê tông và nhựa đường
Bê tông và nhựa đường là loại bề mặt đường chạy phổ biến nhất. Ngay cả những đường đi bộ trong công viên, đường đi lại hàng ngày cũng chủ yếu được làm từ hai loại vật liệu trên.
Chạy trên đường bê tông và nhựa đường rất cứng, có thể gây ra những chấn thương về xương, khớp... Tuy nhiên, điểm lợi của loại bề mặt này là rất ổn định, giảm thiểu khả năng bị ngã khi chạy.
2. Máy chạy
Đây là loại máy phổ biến trong các phòng tập hình thể. Về cơ bản, bề mặt của máy chạy cũng cứng không kém gì bê tông hay nhựa đường nên vẫn có khả năng gây ra các chấn thương về dây chằng, xương, khớp... Chạy trên máy cũng có khả năng gây chấn thương lớn nếu bạn chỉnh chế độ chạy quá nhanh, gây buồn nôn và nhàm chán...
Tuy nhiên, điểm mạnh của máy chạy là bạn sẽ được hưởng bầu không khí sạch sẽ hơn, tiện lợi hơn và điều kiện thời tiết xấu cũng không thể làm phiền bạn.
3. Cát
Chạy trên cát được cho rằng làm bạn... kém sang. Loại địa hình này đòi hỏi người tập tốn nhiều sức lực hơn bởi bề mặt không ổn định. Sự sụt lún của cát làm cho người tập dễ ngã do mất thăng bằng, dẫn đến các chấn thương.
Dù vậy, chạy trên cát vẫn có ưu điểm là ít tác động lên hệ xương, khớp... do bề mặt mềm. Bạn có thể dùng cát để tập các bài cardio cần đốt nhiều năng lượng, giảm mỡ thừa rất hiệu quả. Thêm nữa, chạy trên cát (thường là ngoài biển) sẽ giúp bạn hồi phục cơ thể nhanh hơn khi hòa mình vào làn nước mát sau các buổi tập.
4. Đồi núi (trails)
Chạy đồi, rừng, núi là loại hình tập luyện được yêu thích hiện nay. Nhiều người chọn chạy trail vì địa hình đa dạng: cỏ cây, hoa lá, bùn đất, đá răm, bẩn, lầy lội... tất cả những thứ này tạo nên một buổi tập hay thi đấu thú vị.
Tuy nhiên, chạy trail tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây chấn thương do bề mặt địa hình đa dạng. Bạn có thể bị lật cổ chân khi giẫm phải đá, bị đau gối khi đổ dốc, bị căng cơ, chuột rút vì leo núi cao trong thời gian dài... Nhiều trường hợp dính chấn thương nghiêm trọng vì những cú ngã khủng khiếp khi chạy trail.
Bù lại, chạy địa hình thường không áp dụng hoặc có thời gian giới hạn lớn nên bạn hoàn toàn có thể đi bộ ngắm cảnh một cách thư thái.
Dù là loại bề mặt nào thì chạy bộ cũng có điểm lợi và hại. Nhưng trên hết, tác dụng của việc luyện tập thể thao là cực lớn đối với sức khỏe. Chỉ cần bạn quyết tâm tập thì những thứ khác không còn quan trọng nữa.
Đà Lạt Ultra Trail là một trong những giải chạy địa hình được yêu thích nhất hiện nay tại Việt |