Lan tràn hiện tượng hoàn thành Marathon dựa sức người khác

thứ tư 17-5-2017 10:50:35 +07:00 0 bình luận
Việc runner giúp đỡ người khác vượt qua vạch đích luôn để lại một hình ảnh đẹp đẽ khó phai ở các giải đua. Nhưng liệu nghĩa cử này có vi phạm luật chơi?

Việc runner giúp đỡ người khác vượt qua vạch đích luôn để lại một hình ảnh đẹp đẽ khó phai ở các giải đua. Nhưng liệu nghĩa cử này có vi phạm luật khi người chơi đã không thể tự mình hoàn thành cuộc thi? 

Boston Marathon 2017, 4 người đàn ông vô tình trở thành hiện tượng trên mạng xã hội sau khi dìu Jake Mogan trong khoảng 250m cuối cùng. Bức ảnh họ bồng bế nhau về đích được lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội và nhận vô số lời khen ngợi tích cực.

Tuy nhiên, không ít runner và người hâm mộ lại chẳng hài lòng với hành động "lấy nước mắt" khán giả ấy. Họ cho rằng đây là hành động vi phạm luật chơi, dù vô tình hay cố ý. 

Mogan (áo xanh da trời) được 4 người chạy dìu về ở Boston Marathon
Jake Mogan (áo xanh da trời) được 4 người chạy dìu về ở Boston Marathon

Mike Korfhage, 44 tuổi, một trong bốn người đã giúp Mogan, 26 tuổi, về đích: "Tôi thấy anh ấy chạy phía trước và rồi bị vấp ngã. Khi tôi tới nơi, Mogan đã ngã quỵ và không thể đứng dậy".

Lúc đó, Korfhage vẫn đang chạy đua với thời gian để đạt chuẩn tham dự cuộc thi năm sau. Nhưng anh cùng 3 người đàn ông khác vẫn dừng lại để hỏi Mogan có muốn về đích hay cần chăm sóc y tế.

Video Mogan được bế về ở Boston Marathon 2017

"Cậu ấy thực sự còn chẳng nhận ra chúng tôi. Nhưng cậu ấy nói muốn về đích", Korfhage tiếp tục. "Chúng tôi đỡ Mogan dậy và kéo anh ta về đích".

Sau đó, Mogan được trao cho các nhân viên y tế. Anh được đặt lên xe lăn và lập tức chuyển tới bệnh viện. Dù thế nào, Mogan vẫn được công nhận thành tích ở vạch đích (3giờ 09 phút 46 giây). Điều này khiến nhiều người bất bình, bởi Mogan đã chẳng thể hoàn thành Boston Marathon nếu như chỉ có một mình. 

Giúp đỡ nhau về đích nhận nhiều phản ứng trái chiều từ cộng động mạng
Giúp nhau về đích nhận nhiều phản ứng trái chiều từ cộng động mạng

Boston Marathon là giải chạy uy tín và tuân theo luật của IAAF, USATF và Abbot World Marathon Major. Theo luật, các runner phải hoàn tất cuộc đua bằng sức mình nếu như muốn được công nhận thời gian hay huy chương dành cho người hoàn thành.

ảnh quote"Đưa Mogan về đích là cách nhanh nhất để giúp đỡ cậu ấy. Đây là giúp đỡ ai đó vài trăm mét cuối cùng chứ không phải vài chục km" - Korfhage nóianh quote

T.K. Skendrian, người phát ngôn của giải Boston Marathon, cho biết tất cả runner trước khi tham dự cuộc thi đều phải ký vào bản cam kết sẽ tuân thủ luật lệ của giải.

Tuy nhiên ông giải thích: "Tôi nghĩ tùy vào tình huống nhất định mà BTC sẽ đưa ra phán quyết. Chúng tôi chưa bao giờ truất quyền ai trong quá khứ (đối với vi phạm trợ giúp về đích), nhưng chúng tôi sẽ xem xét kỹ càng từng trường hợp".

Một tuần trước Boston Marathon, cộng đồng chạy bộ cũng xôn xao trước hình ảnh Matthew Rees giúp David Wyeth về đích ở London Marathon 2017. 

Matthew Rees giúp David Wyeth về đích ở London Marathon.
Matthew Rees (trái) giúp David Wyeth (giữa) về đích ở London Marathon

Trưởng BTC Hugh Brashner của London Marathon có cái nhìn dễ dãi với vấn đề này: "Đây đơn giản là câu chuyện một người giúp một người khác trong khoảnh khắc anh ta cần được trợ giúp. Cả hai người đều không cố gắng để chiến thắng cái gì trong cuộc đua. Hành động của Matthew thật tuyệt vời".

Sage Canaday, HLV và là một ultra-runner (runner thường xuyên chạy cự li dài hơn marathon, 42km trở lên) nói những tình huống như vậy rất nhạy cảm, đặc biệt khi gần về đích.

"Bản năng của con người là giúp đỡ khi thấy ai đó bị làm sao. Bạn không bao giờ biết chuyện gì sẽ xảy ra và có thể họ cần chăm sóc y tế, chứ không phải chạy tiếp", Canaday nói. "Đa số mọi người chẳng quan tâm gì hơn là việc về đích. Nhưng sẽ là vấn đề nếu nó liên quan đến việc giành tiền thưởng, hay phân loại cho cuộc thi năm sau".

Video cảm động giữa Matthew Rees và David Wyeth ở London Marathon

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm