Giải Boston Marathon 2018 là một trong những giải chạy đáng nhớ nhất trong lịch sử hơn 100 năm khi có quá nhiều bất ngờ xảy ra trên đường chạy khắc nghiệt.
23: Số “elite” bị DNF (không hoàn thành) tại giải Boston Marathon 2018 thực sự là điều bất ngờ nằm ngoài dự đoán. Năm nay, số lượng các ngôi sao bị DNF thuộc vào hàng kỷ lục do thời tiết xấu. Hầu hết các VĐV ngôi sao đều bị hạ thân nhiệt và không thể duy trì đến phút cuối. Ngay cả niềm hy vọng lớn nhất nước Mỹ Galen Rupp cũng gặp vấn đề về sức khỏe nên cũng dễ hiểu vì sao các VĐV châu Phi suy giảm thể lực trong điều kiện thời tiết bất lợi như vậy.
1: Chỉ có 1 VĐV châu Phi trong mỗi danh sách Top 10 nam, nữ. Đây là giải Boston Marathon kém nhất của các VĐV châu Phi trong nhiều thập kỷ qua trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
2: nhiệt độ (C) đo được tại thời điểm xuất phát của nhóm VĐV xe lăn lúc 8 giờ 40 phút sáng giờ địa phương. Nhiệt độ rét nhất trong vòng 30 năm qua
3: Số VĐV từ Việt Nam tham dự Boston Marathon 2018 gồm Trịnh Bằng, Trang Hạ và Nguyễn Yến. Chỉ có 2 VĐV hoàn thành là Trịnh Bằng (hơn 3 giờ 40 phút) và Trang Hạ (hơn 5 giờ 25 phút).
13: Tổng số lượng VĐV nam, nữ của Mỹ nằm trong Top 10. Với lợi thế sân nhà và quen thời tiết, nước Mỹ đã có giải Boston hoành tráng trong nhiều năm trở lại đây.
19: Số lượng VĐV trên 80 tuổi đăng ký
31: Yuki Kawauchi (2:15:58) là người Nhật đầu tiên vô địch Boston Marathon sau 31 năm. Thời tiết càng rét thì càng có lợi đối với anh chàng công chức của Nhật Bản này. Khác với nhiều VĐV marathon chuyên nghiệp, Kawauchi thi đấu với mật độ dày. Trong năm 2017, anh đã chạy tới 12 giải marathon.
33: Cách đây 4 năm, nước Mỹ tự hào với Meb Keflezighi thì năm nay nước chủ nhà mở mày mở mặt với Des Linden (2:39:54), VĐV nữ đầu tiên giành chức vô địch Boston trong vòng 33 năm qua. Cách hành xử rất đẹp của Des với đàn chị Shalane Flanagan trong “sự cố khó nói” càng khiến chiến thắng của Des Linden thêm xứng đáng.
50: Hàng năm, ít nhất có 60 VĐV “bandit” chạy chui trên đường đua Boston Marathon.
61: Kỷ lục số lần tham dự Boston Marathon thuộc về John Kelly. Ông hoàn thành được 58 lần
94: Số quốc gia có đại diện tham dự
100: Năm nay kỉ niệm tròn 100 năm giải Boston Marathon một lần duy nhất tổ chức với hình thức chạy tiếp sức đồng đội 10 người trong cuộc Thế Chiến thứ Nhất (1918).
185 (USD): Số tiền mà người Mỹ phải trả để đăng ký
250 (USD): Số tiền mà VĐV nước ngoài phải trả
424: Số người đạt chuẩn Boston Marathon (BQ) bằng cách hoàn thành ít nhất 10 giải Boston Marathon liên tiếp
1700: Số tình nguyện viên y tế phục vụ Boston Marathon
2600: Lượng calories trung bình mà các VĐV tiêu thụ khi chạy marathon
3500: Số nhân viên an ninh đứng dọc đường đua. Ngoài ra còn có 4000 cảnh sát địa phương, liên bang.
5062: Số đơn đăng ký bị từ chối dù VĐV đạt chuẩn BQ
9500: Số lượng tình nguyện viên tham gia giải
28200: Số lượng chuối phục vụ VĐV
30.087: Số VĐV trong danh sách đăng ký tham gia Boston Marathon năm nay, ít hơn so với nhiều năm trở lại đây. Thực tế có 27.042 VĐV (25.822 người hoàn thành) có mặt tại vạch xuất phát mặc dù điều kiện thời tiết rất tệ: mưa to, gió lớn và rét buốt.
50.000 (USD): tiền thưởng dành cho VĐV thiết lập KLTG mới. Kỷ lục giải mới được nhận 25.000 USD.
150.000 USD: Số tiền thưởng dành cho nhà vô địch, Á quân nhận được 75.000 USD. VĐV "bét" nhất trong Top 15 nhận thưởng 1.500 USD.
500.000+: Số khán giả đứng xem dọc đường đua
830.500 (USD): Tổng số tiền thưởng chi cho các VĐV tại Boston Marathon 2018
19,7 triệu (USD): Tổng số tiền thưởng của nhà tài trợ John Hancock kể từ khi Boston Marathon có giải thưởng tiền mặt kể từ năm 1986.
35 triệu (USD): Số tiền ước tính quyên góp được cho các tổ chức từ thiện tại giải năm nay.
201 triệu (USD): Số tiền mà giải Boston Marathon 2018 đem lại cho nền kinh tế địa phương.
>> Các cách tham gia Boston Marathon mà không cần chạy đạt chuẩn BQ
.