Chàng sinh viên Harvard thi chạy bị tuột giày "siêu lầy" và cái giá đắt phải trả

Vân Nhi
thứ năm 28-2-2019 12:31:00 +07:00 0 bình luận
Do không bỏ cuộc mà cố gắng chạy tiếp với một chân trần trong 2.600m còn lại, lòng bàn chân của Kieran Tuntivate đã bị biến dạng khủng khiếp.

Tuột giày trong khi thi đấu là một trong những cơn ác mộng của các VĐV thể thao nói chung và VĐV điền kinh nói riêng. Sự cố giày tuột gần như lấy đi cơ hội tranh chấp thứ hạng khi bị thất thế so với các đối thủ. Nếu VĐV không bỏ cuộc mà tiếp tục thi đấu, cái giá phải trả sẽ rất đắt.

Tại giải điền kinh Harvard University Gordon Track, Kieran Tuntivate là một trong những VĐV gặp phải điều không may ấy. Chàng sinh viên của trường Harvard danh tiếng này bị tuột mất giày sau khi mới chạy được 400m. Khi ấy, Kieran Tuntivate vẫn còn đang chạy dẫn đầu.

Chàng sinh viên Harvard thi chạy bị tuột giày siêu lầy và cái giá đắt phải trả 

Chàng sinh viên Harvard thi chạy bị tuột giày siêu lầy và cái giá đắt phải trả

Cái giá đắt phải trả cho ý chí phi thường của chàng sinh viên Harvard. Ảnh: Instagram

Trên Instagram, Kieran Tuntivate đã chia sẻ hình ảnh về cuộc đua và hình chụp chi tiết mặt bàn chân sau khi chạy kèm lời bình: “Không phải mọi thứ lúc nào cũng theo như dự định”.

Do không bỏ cuộc mà cố gắng chạy tiếp trong 2.600m với chân trần còn lại, lòng bàn chân của Kieran Tuntivate đã bị biến dạng một cách tệ hại. Phần da ở ức bàn chân và hai ngón chân đã bị rách sâu như thể bị axit ăn mòn mặc dù da bàn chân của chàng sinh viên có nỗ lực phi thường này khá dầy như nhiều VĐV chạy bộ khác. Chia sẻ của Kieran Tuntivate đã nhận được tới hơn 1.800 like và nhiều lời bình luận động viên, khâm phục ý chí thi đấu tuyệt vời, chịu đau để thi đấu của anh. 

Chàng sinh viên Harvard thi chạy bị tuột giày siêu lầy và cái giá đắt phải trả

Phạm Thị Huệ chạy chân đất giành HCB 10.000m SEA Games. Ảnh: Zing.vn

Ở Việt Nam, không ít các VĐV điền kinh thi đấu không mang giày mà chạy chân đất, từ các giải phong trào đến các giải thể thao đỉnh cao. Phạm Thị Bình, VĐV giành huy chương vàng môn marathon tại SEA Games 27 với đôi chân trần.

Tại SEA Games 28, Phạm Thị Huệ cũng chạy chân đất và giành HCB nội dung chạy 10.000m. Hai năm sau giải đấu ở Singapore, nữ VĐV người Quảng Ninh này tiếp tục thi đấu bằng đôi chân trần và lần thứ hai liên tiếp giành HCB SEA Games.

Có nên chạy chân trần tại các giải địa hình?

Chàng sinh viên Harvard thi chạy bị tuột giày siêu lầy và cái giá đắt phải trả

Câu trả lời là KHÔNG. Chạy chân trần không phải là một lựa chọn cho những ai chạy địa hình bởi nó rất nguy hiểm. Với địa hình đồi núi, gồ ghề... đường chạy tại các giải chạy trail luôn tiềm ẩn những tác nhân gây chấn thương như đá răm sắc nhọn, gai, cây rừng, các vật sắc nhọn bị bỏ lại và các các loài vật.

Chính vì vậy, một trong những yêu cầu cơ bản khi tham gia các giải chạy địa hình là vận động viên nên có giày chuyên dụng. Giải chạy Đà Lạt Ultra Trail 2019 diễn ra ngày 16/3 tới còn yêu cầu những vận động viên chạy cự ly 70km và 42km phải có đầy đủ balo nước, gậy, đèn, điện thoại có sim phủ sóng toàn quốc, thậm chí là cả bộ dụng cụ y tế để sơ cứu trong trường hợp gặp tai nạn trên đường chạy...

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm