Các phân tích cho thấy phản xạ của thủ thành Hugo Lloris vượt xa giới hạn đỉnh cao mà người thường có thể đạt tới.
Tottenham đã bị loại khỏi Champions League hồi giữa tuần sau thất bại 1-2 trước Monaco. Nhưng kết cục đó không làm lu mờ màn trình diễn chói sáng của Hugo Lloris.
Trong hiệp 1, thủ thành người Pháp cản phá thành công quả phạt đền do Radamel Falcao thực hiện. Cú sút từ khoảng cách 11 mét của Falcao có tốc độ khoảng 53km/h (gần 15m/s), và Lloris chỉ cần 0,7 giây để đổ người đấm bóng chính xác.
Nhưng pha cứu thua sau đó từ khoảng cách chưa đầy 6 mét của Lloris mới đáng nói. Anh giải nguy cho Spurs bất chấp cú sút cận thành cực mạnh của Kamil Glik có vận tốc 65,8km/h (hơn 18m/s).
Pha cứu thua không tưởng của Lloris trước Monaco
Điều này có nghĩa Lloris đã phản ứng với cú dứt điểm của đối phương trong vòng 300 mili giây (hay 0,3 giây) – quãng thời gian ngắn hơn cả một lần kích chuột của chúng ta.
Phản xạ trung bình của một con người với thị giác là 0,25 giây. Vậy mà từ lúc Lloris thấy Glik vung chân sút cho đến lúc anh ra tay chỉ trong vòng chưa đầy 0,1 giây.
Rõ ràng Lloris hóa thành “siêu nhân” trong khoảnh khắc xuất thần này.
“Phản xạ tuyệt vời” – đó là câu NHM thường thốt lên hay nghe những BLV hét trong TV. Nhưng làm thế nào để thủ môn có phản xạ hơn người? Liệu phản xạ có thể hình thành giống như cách tập thông thường để con người nhanh và khỏe hơn?
Câu trả lời là Có. Nhưng với phương pháp tập luyện hoàn toàn đặc biệt.
Những pha cứu thua xuất thần trong lịch sử Champions League
Phản xạ không thể hình thành chỉ bằng cách tăng cường độ tập – giống như cách tập của cơ bắp. Chẳng ích gì nếu một cầu thủ sút 1000 quả từ khoảng cách 16 mét trở lại cho người khác bắt.
Điều quan trọng là thủ môn phải bị bất ngờ bởi những cú sút.
Hãy lấy môn khúc côn cầu làm ví dụ. Sau cú vụt bằng gậy, bóng của khúc côn cầu (một đĩa tròn nhỏ, dẹt và cứng) có thể bay với tốc độ 170km/giờ (gần 50m/giây), với quỹ đạo kỳ dị đến điên rồ.
Và đây là cách tập luyện của các thủ môn của khúc côn cầu. Toàn đội (15 người) sẽ đứng xung quanh trước gôn và liên tục vung gậy đánh. Thủ môn sẽ không biết ai là người thực hiện tiếp theo và với lực đánh thế nào.
Phản xạ anh ta sẽ phải làm điều đó, tất nhiên chỉ trong vòng chưa đầy một giây. Cứ thế, ngày qua ngày, phản xạ sẽ dần dần trở thành bản năng.
Nói đơn giản thì nếu chăm chỉ tập luyện thì kỹ năng sẽ trở thành bản năng. Có nghĩa cứ bóng đến là thủ môn đẩy, thậm chí anh ta chưa kịp "tư duy" xong thì đã thấy mình được đồng đội tung hô như "người hùng".
Sau đây là những cách tập thông dụng để giúp thủ môn phản xạ
1. Phương pháp bida
2 hàng bóng được xếp trước mặt khung thành. Hàng 1 cách khoảng 5 mét và hàng 2 khoảng 11 mét. HLV sẽ sút trái bóng từ hàng 2 để nó đập vào hàng 1 trước khi tới gôn. Thủ môn dĩ nhiên phải ngăn chặn cả hai quả bóng không cho vào gôn.
2. Phương pháp quay lưng : Thủ môn quay lưng với người sút. Khi được ra dấu hiệu, anh quay lại cũng là lúc HLV sút bóng.
3. HLV cầm 2 quả bóng ở 2 tay và dang rộng. Thủ môn đứng phía trước. HLV thả quả bóng nào thì thủ môn phải ngăn không cho nó chạm đất.
Có rất nhiều cách tập khác nhưng tựu chung đều có mục đích chính là làm sao để thủ môn không đoán trước được cú sút