Tại Thomas Cup 2014, Kento Momota được xếp đánh trận đơn thứ 2 cho Nhật, sau Kenichi Tago. Số 1 thế giới tương lai đã thể hiện khả năng miễn dịch trước áp lực đã định hình anh trong sự nghiệp sau này. Cho dù đó là trận đấu cuối cùng ở Bảng B với đối thủ mạnh Đan Mạch mà anh ấy đã đánh bại Viktor Axelsen, hoặc trận bán kết và chung kết như trong nồi áp suất, Momota đều không hề nao núng.
Cuộc chiến marathon kéo dài 85 phút với Du Peng Yu ở bán kết đã đưa Nhật Bản lần đầu tiên trong lịch sử vào chung kết Thomas Cup. Hai ngày sau, Momota được góp mặt trong trận chung kết Thomas Cup tuyệt vời. Sau khi hòa Malaysia qua 2 trận đầu, Momota đưa Nhật vượt lên bằng cách đánh bại Chong Wei Feng với thời gian ngắn nhất lịch sử trận chung kết. Vài giờ sau đó, Nhật đã có ngôi vô địch lịch sử khi Takuma Ueda khuất phục Liew Daren. Qua đó, Nhật tiến vào hàng ngũ cường quốc cầu lông thế giới trùng hợp với thời kỳ Momota vươn lên và trong thập niên sau đó, anh trở thành tay vợt đẳng cấp thế giới nổi bật của đội tuyển quốc gia.
Nào ngờ sau đó, Momota nhận cú sốc lớn đầu tiên trong đời: Bị cấm thi đấu do vào sòng bạc. Hậu quả là ở Thomas Cup kế tiếp, đương kim vô địch Nhật gục ngã tại tứ kết. Khi Momota trở lại thi đấu vào năm 2018, Nhật lại quật khởi. Momota dẫn dắt đồng đội thẳng tiến, riêng anh toàn thắng 6 trận, bao gồm cả chiến thắng Chen Long của Trung Quốc ở chung kết. Cho dù Trung Quốc rốt cuộc đã giành lại Thomas Cup, Momota đã tỏa sáng hơn bao giờ hết, từ lúc kết thúc lệnh cấm.
Đó là thời điểm khởi đầu cho giai đoạn hoàng kim của Momota, khi anh lập kỷ lục 11 ngôi vô địch trong năm 2019, vững vàng hướng tới hàng ngũ huyền thoại. Nào ngờ niềm vui ngắn chẳng tày gang, ngay đầu năm 2020, Momota gặp tai nạn giao thông khủng khiếp khiến anh suýt nữa toi mạng. May mắn thay, Momota đã thoát hiểm dù bị đa chấn thương. Đen đủi thay, Momota bị rạn xương hốc mắt nên buộc phải phẫu thuật và từ đó, chỉ còn là chiếc bóng mờ so với trước.
Nhưng bất chấp tất cả, Momota vẫn nỗ lực lấy suất dự Olympic và dẫn dắt Nhật vào bán kết ở Thomas Cup 2020 tại Aarhus, Đan Mạch. Tại giải đấu này, anh có chiến thắng ấn tượng trước Lee Zii Jia với tỷ số 23-21 ở game quyết định của trận đấu dài 80 phút. Đến bán kết, anh thắng Shi Yu Qi để Nhật vượt lên, nhưng lúc đó, thực lực chung của Trung Quốc quá mạnh so với Nhật. Đến Thomas Cup 2022, Momota lại đưa Nhật vào bán kết, nhưng lần này không vượt qua Indonesia.
Giờ đây, khi lại có cơ hội dự Thomas Cup, liệu Momota có thể tua lại thời gian để có được niềm vui cuối cùng hay không? Không giống như các chiến dịch trước của anh ấy, Momota sẽ chơi trận đơn thứ 3. Điều này có thể mang lại lợi ích cho Nhật Bản, vì đây là một vị trí đòi hỏi sự can đảm và kinh nghiệm, những phẩm chất mà anh ấy có rất nhiều. Momota đã cho thấy trong giai đoạn sau tai nạn rằng anh ấy có khả năng đánh bại nhiều đối thủ giỏi nhất thế giới, ngay cả khi không thể làm được điều đó với sự ổn định như trước đó. Nhưng nếu anh ấy được tung vào sân trong một trận đấu quan trọng, không có lý do gì anh ấy không thể viết một bản anh hùng ca khác cho Nhật Bản trước lúc chia tay.
Thành tích của Momota tại Thomas Cup
- 2014: Vô địch. 5 trận toàn thắng.
- 2016: Không dự.
- 2018: Á quân. 6 trận toàn thắng.
- 2020: Bán kết. 3 trận thắng 2.
- 2022: Bán kết. 4 trận thắng 2.