Tuần lễ đi xe đạp đầu tiên tại Việt Nam được phát động

Thanh Mai
thứ hai 3-6-2019 8:24:24 +07:00 0 bình luận
Lần đầu tiên tại Việt Nam, tuần lễ đi xe đạp được phát động vào tuần đầu tiên của tháng 6, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc đáp xe đối với sức khỏe và môi trường…

“TUẦN LỄ TA ĐI XE ĐẠP - WECYC WEEK” diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 6 là sáng kiến của Ashui.com, hưởng ứng Ngày Xe đạp Thế giới 3/6 và Ngày Môi trường Thế giới 5/6 của Liên Hợp quốc, phát động với mục tiêu tổng thể hướng tới xu hướng đi lại bằng phương tiện xe đạp, giao thông thân thiện với môi trường nhằm giảm phát thải khí carbon, góp phần đảm bảo duy trì chất lượng sạch của không khí và môi trường sống tại các thành phố ở Việt Nam. 

Sự kiện này bắt đầu từ 1/6, kéo dài đến hết 7/6 và hướng đến trở thành phong trào hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và tác dụng của việc đạp xe ngày nay. Theo ông Lê Việt Hà, người sáng lập Ashui và phát động phong trào Tuần lễ ta đi xe đạp - Wecyc Week: “Nhu cầu di chuyển của những người đi bộ và đạp xe - thường là phần lớn công dân trong thành phố - tiếp tục bị bỏ qua. Mặc dù lợi ích của việc đầu tư vào người đi bộ và người đi xe đạp có thể cứu sự sống, bảo vệ môi trường và hỗ trợ giảm nghèo. Đáp ứng nhu cầu của những người đi bộ và đạp xe tiếp tục là một phần quan trọng trong giải pháp giao thông để giúp các thành phố giảm thiểu sự gia tăng khí thải, cải thiện chất lượng không khí và an toàn đường bộ...”

Tuần lễ đi xe đạp đầu tiên tại Việt Nam được phát động

Tuần lễ ta đi xe đạp - Wecyc Week hướng đến tầm nhìn dài hạn, sẽ đóng góp vào quá trình thay đổi các suy nghĩ truyền thống về các phương tiện giao thông, nâng cao hiểu biết của người dân các thành phố về giao thông tự chủ và chuyển đổi từ sử dụng các phương tiện cơ giới cá nhân có mức độ gây ô nhiễm cao sang các phương tiện cộng cộng và phương tiện giảm gây ô nhiễm cho môi trường sống tại các đô thị lớn và đô thị đang phát triển.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ sở hạ tầng an toàn để đi bộ và đi xe đạp cũng là một con đường đi đến sự công bằng về sức khỏe. Đối với khu vực thành thị nghèo nhất với những người dân thường không thể mua được phương tiện cá nhân, đi bộ và đi xe đạp có thể cung cấp một hình thức di chuyển trong khi giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, một số bệnh ung thư, tiểu đường và thậm chí tử vong. Theo đó, cải thiện giao thông tích cực không chỉ lành mạnh; nó cũng là công bằng và hiệu quả chi phí. 

TẠI SAO TÔN VINH XE ĐẠP?
- Xe đạp là một phương tiện giao thông bền vững đơn giản, giá cả phải chăng, đáng tin cậy, sạch sẽ và phù hợp với môi trường; 
- Xe đạp có thể phục vụ như một công cụ để phát triển, không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và thể thao; 
- Sự phối hợp giữa xe đạp và người sử dụng chúng thúc đẩy sự sáng tạo, gắn kết xã hội và giúp người dân nhận thức ngay về môi trường địa phương;
- Xe đạp là một biểu tượng của giao thông bền vững và truyền tải thông điệp tích cực để thúc đẩy tiêu thụ và sản xuất bền vững, có tác động tích cực đến khí hậu.

Tuần lễ đi xe đạp đầu tiên tại Việt Nam được phát động

NGÀY XE ĐẠP THẾ GIỚI (3/6) của Liên Hợp quốc:
- Khuyến khích các quốc gia thành viên dành sự quan tâm đặc biệt cho xe đạp trong các chiến lược phát triển xuyên suốt; đưa xe đạp vào các chính sách và chương trình phát triển quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương; 

- Khuyến khích các quốc gia thành viên cải thiện an toàn đường bộ, tích hợp nó vào quy hoạch và thiết kế cơ sở hạ tầng giao thông bền vững, đặc biệt thông qua các chính sách và biện pháp tích cực bảo vệ và tăng cường an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe rộng hơn, đặc biệt là phòng ngừa thương tích và các bệnh không lây nhiễm;

- Khuyến khích các bên liên quan nhấn mạnh việc sử dụng xe đạp như một biện pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững, tăng cường giáo dục, bao gồm giáo dục thể chất, cho trẻ em và thanh thiếu niên, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện hòa nhập xã hội và văn hóa hòa bình; 

- Khuyến khích các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp tốt nhất để thúc đẩy việc đi xe đạp giữa tất cả các thành viên trong xã hội, hoan nghênh các sáng kiến tổ chức đi xe đạp ở cấp quốc gia và địa phương như một giải pháp tăng cường sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần và phát triển văn hóa đạp xe trong xã hội.

Tuần lễ đi xe đạp đầu tiên tại Việt Nam được phát động

Một số hoạt động khác cũng nằm trong khuôn khổ Tuần lễ ta đi xe đạp - Wecyc Week gồm: Phát động Phong trào đi xe đạp & Trao thưởng Thử thách dọn rác (Huế 31/5/2019); Chiếu phim "Xe đạp vs Xe hơi" (Hà Nội 1/6/2019); Ngày hội "Không khí Sạch - Hà Nội Xanh" cùng trải nghiệm hệ thống xe đạp chia sẻ QiQ (Hà Nội 1/6/2019); Khai trương Hệ thống chia sẻ Xe đạp Hội An và Trò chơi Đạp xe vì Hội An: Thành phố An toàn Thân thiện Kết nối (Hội An 2/6/2019)…

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm