Chấn thương khi chạy bộ. Phần 5: Bong gân mắt cá chân

Thái Hà
thứ bảy 28-12-2019 4:00:00 +07:00 0 bình luận
Đối với mỗi vận động viên thì tình trạng chấn thương dù nặng hay nhẹ cũng gây nên những khó khăn trong tập luyện và thi đấu. Bong gân là một dạng chấn thương ảnh hưởng rất lớn tới thành tích của mỗi vận dộng viên

Tìm hiểu về bong gân mắt cá chân, đó là tình trạng giãn hoặc rách dây chằng xung quanh khớp cổ chân tại vị trí phía trong mắt cá chân của bạn. Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thể thao phổ biến nhất đối với mỗi vận động viên chạy bộ. Chấn thương vùng cổ chân rất thường gặp trong thể thao hoặc trong sinh hoạt bình thường hằng ngày. Tình trạng thường gặp nhất là bong gân cổ chân do cổ chân bị lật sang bên hay còn gọi là “lật sơ mi”.

Chấn thương khi chạy bộ. Phần 5: Bong gân mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thể thao phổ biến (Ảnh minh họa)

Vận động viên ngay sau chấn thương sẽ thấy khớp cổ chân đau, sưng, bầm tím, giảm hoặc khả năng vận động. Khi tình trạng cấp tính qua đi, khớp cổ chân mất vững khiến việc đi lại gặp khó khăn . Nếu bong gân mức độ nặng, người bệnh có thể nghe tiếng “rắc” khi bị chấn thương, sau đó mất cơ năng linh hoạt ở cổ chân, giống trường hợp gãy xương. Trường hợp này nếu chụp chiếu sẽ không thấy ảnh hưởng đến xương, tuy nhiên thấy hình ảnh gián tiếp của tổn thương dây chằng.

Chấn thương khi chạy bộ. Phần 5: Bong gân mắt cá chân

Ngay sau chấn thương sẽ thấy khớp cổ chân đau, sưng, bầm tím (Ảnh minh họa)

Đa phần các chấn thương mà vận động viên chạy bộ thường gặp sẽ ở mức nhẹ, tuy nhiên những trường hợp nặng cần có sự thăm khám của bác sỹ hoặc có thể phải điều trị dài ngày bằng phương pháp y học hiện đại. Những chấn thương cơ bản như dây chằng bị kéo căng(bong gân độ 1) hoặc dây chẳng đứt một phần(bong gân độ 2) có thể tự điều trị hoặc tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi và phải hạn chế đi lại. Chườm đá tại vị trí sưng nề, mỗi lần chườm 20 - 30 phút, mỗi ngày chườm 3 - 4 lần, không đặt đá trực tiếp lên da mà túi đá chườm qua lớp khăn. Dùng băng chun ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân hoặc dùng thanh nẹp cổ chân lại. Cổ chân cần được nghỉ ngơi do đó bạn nên dùng nạng. Nên kê cao chân trong vòng 48 giờ đầu nên kê chân cao hơn tim.

Chấn thương khi chạy bộ. Phần 5: Bong gân mắt cá chân

Đa phần các chấn thương mà vận động viên chạy bộ thường gặp sẽ ở mức nhẹ (Ảnh minh họa)

Trường hợp dây chằng bị đứt hoàn toàn(bong gân độ 3) chắc chắn vận động viên cần phải can thiệp y học để có thể trở lại trạng thái bình thường sớm nhất. Các chấn thương nặng sẽ khiến cơn đau dữ dội, việc mang nặng và di chuyển cổ chân rất khó khăn. Lúc này bạn có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giảm phù nề như: ibuprofen, alphachoay...Việc ưu tiên lúc này là đến gặp bác sĩ khám và đưa ra giải pháp phục hồi tối ưu tránh hậu quả nặng ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và sức khỏe. Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh làm giãn mạch, chảy máu, phù nề. Không nên băng quá chặt vì có thể sẽ gây đau nhức, bầm tím chỗ bị bong gân.

Chấn thương khi chạy bộ. Phần 5: Bong gân mắt cá chân

Các chấn thương nặng sẽ khiến cơn đau dữ dội (Ảnh minh họa)

Việc phẫu thuật được chỉ định cho những bong gân mức độ nặng mà việc điều trị bảo tồn không hiệu quả, khớp cổ chân mất vững. Có thể tiến hành phẫu thuật nội soi, sử dụng các lỗ vào ở mặt trước khớp cổ chân để đưa camera vào khớp, quan sát diện khớp, bỏ các mảnh bong sụn khớp nếu có. Khâu phục hồi dây chằng hoặc có thể tạo hình lại dây chằng bằng các mảnh ghép từ gân cơ tự thân.

Chấn thương khi chạy bộ. Phần 5: Bong gân mắt cá chân

Các chấn thương nặng sẽ khiến cơn đau dữ dội (Ảnh minh họa)


Để việc tập luyện trở nên hiệu quả vận động viên nên:
+ Khởi động kỹ trước mỗi buổi chạy bộ hoặc chơi thể thao.
+ Đi giày đúng loại và đúng kích cỡ.
+ Giảm hoặc dừng lại ngay khi cảm thấy đau khớp cổ chân.
+ Nếu đã bị bong gân vận động viên nên nghỉ ngơi, tránh vận động để giảm phù nề.
+ Sau khi khỏi phải tập luyện để sớm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng cường sức mạnh cơ.
+ Tránh bong gân tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến bong gân mạn tính, hạn chế bước đi trên nền đất mấp mô, chơi các môn thể thao làm cho cổ chân dễ bị vặn xoắn.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm