TTK HHTT dưới nước Đinh Việt Hùng: “Phải đúng luật và vì VĐV”

thứ tư 1-7-2015 17:59:02 +07:00 0 bình luận
“Tôi không thể đánh giá về cách tính, mức đền bù của TP.HCM trong hợp đồng như thế nào, bởi cái này do từng đơn vị căn cứ vào điều kiện thực tế, cũng như thỏa thuận với gia đình hay bản thân VĐV để đưa ra.

Hiện tại bơi Việt Nam chưa có một quy định “khung” nào cho chuyện này cả. Theo tôi, cả quyền lợi của đơn vị đào tạo sử dụng lẫn của VĐV đều phải đảm bảo, dựa trên cơ sở quan trọng nhất là phải đúng luật.

Tôi cũng xin khẳng định, không chỉ với trường hợp của Phương Trâm đâu mà với tất cả các kình ngư khác, đều sẽ được đảm bảo quyền được tập luyện thi đấu tại các giải đấu quốc nội, cũng như ở ĐTQG. Thực tế, ở nhiều môn, và ngay cả môn bơi đã từng xảy ra tình trạng ngay cả sau khi việc đi ở đã được giải quyết, hay hợp đồng rằng buộc đã không còn hiệu lực, một số đơn vị chủ quản cũ vẫn còn tìm mọi cách gây khó dễ cho VĐV” .

4chan

 Ông Đinh Việt Hùng – Tổng thư ký hiệp hội thể thao dưới nước.

Điều chúng tôi quan tâm nhất với Phương Trâm, đó là trên phương diện của một tuyển thủ quốc gia, chứ không phải người của đơn vị cụ thể nào. Phương Trâm từng vào chung kết 2 nội dung tại SEA Games 28, một bước khởi đầu rất tốt đối với một kình ngư mới chỉ 14 tuổi. Lãnh đạo ngành cũng đã xem xét đưa Trâm vào nhóm 50 VĐV trọng điểm để ưu tiên tập trung đầu tư cho các mục tiêu lâu dài. Vì thế, chúng tôi mong muốn vụ việc sẽ được các bên liên quan sớm giải quyết, tránh ảnh hưởng đến quy trình tập luyện và tâm lý của em. Trong quyền hạn và trách nhiệm của mình, chúng tôi cũng sẽ cam kết hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa  để Trâm có thể phát huy cao nhất khả năng.

Trước Phương Trâm, bơi Việt Nam từng có một trường hợp tranh chấp đi ở của kình ngư  Trương Ngọc Tuấn vào cuối những năm 1990. Khi đó, ngôi sao đang lên này đã xin rời Bình Định đề về đầu quân cho đội bơi Hải Quân. Thế nhưng đơn vị chủ quản đã kiên quyết không giải quyết, dẫn đến việc anh bị “treo” tay suốt mấy năm, không được dự tranh bất cứ giải quốc gia nào, cũng như vắng mặt ở ĐTQG. Phải đến lúc lãnh đạo ngành thể thao và bơi Hải Quan trực tiếp vào cuộc, làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định, Tuấn mới được “giải cứu”. Dù đã mất đi quãng thời gian gần như đỉnh cao nhất của mình, song đến SEA Games 2003 trên sân nhà, Tuấn vẫn kịp khẳng định được đẳng cấp với tấm HCB duy nhất ở nội dung 200m ngửa cho Việt Nam.

S.M (ghi)

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm