(thethao24.tv) – ASIAD 2014 khép lại, giới chuyên môn cùng NHM đã lại thấy những cách viện giải quen thuộc từ những người có trách nhiệm mà chung quy cũng để trốn tránh thực tế: Đoàn TTVN chỉ đoạt 1 HCV, đứng thứ 21 chung cuộc, xếp hạng 6 ĐNÁ. Có thể nói, đó là một sự không sòng phẳng với chính mình.
>>>Thể thao Việt Nam chỉ giành 1 HCV tại ASIAD 2014: Muốn cãi không cãi nổi
>>>Thể thao Việt Nam chỉ giành 1 HCV tại ASIAD 2014: Muốn cãi không cãi nổi
>>>Chuyện ghi từ ASIAD 2014: 2 ông Trưởng đoàn, 1 HCV & 1 nền thể thao
Nếu như chỉ căn cứ vào phát biểu hay trả lời phỏng vấn của những người có trách nhiệm, ASIAD trên xứ sở Kim Chi phải là một chiến dịch thành công, chứ không hề thất bại của TTVN.
Chỉ thấy người ta nói về tổng số huy chương nhiều kỷ lục trong các lần dự tranh với 36 chiếc, việc Việt Nam có tới 5 môn lần đầu tiên giành huy chương, thậm chí một số. Rồi nhiều thành tích của Bùi Thu Thảo (nhảy xa), Hoàng Phương (bắn súng), và đặc biệt Kim Tuấn (cử tạ) đáng ra có thể đã là Vàng. Cùng đó, người ta còn chăm chăm so với chuyện sở dĩ Thái Lan, Malaysia, Singapore có nhiều HCV cũng bởi họ có những lợi thế hiển nhiên, dễ dàng mà Việt Nam không có ở kỳ Đại hội này. Hay cả hai tấm HCV của Myanmar đều ở môn cầu mây, và tổng số huy chương chỉ bằng 1/9 của Việt Nam. Người Thái có 12 HCV song chỉ có 1 HCĐ điền kinh, hay cả ĐNÁ chỉ mỗi Việt Nam đoạt huy chương thể dục dụng cụ, lại 1 HCB, 3 HCĐ….
Căc môn võ thất bại ở ASIAD 17.
Mọi lý giải trên đều đúng về mặt cụ thể. Xét ở mặt nào đó ngành thể thao cũng cần phải làm cho tất cả biết rõ để hiểu và chia sẻ. Thực sự chẳng ai có thể phủ nhận TTVN đang có chuyển biến tích cực, với dấu ấn rõ rệt ở các môn Olympic.
Thế nhưng, những viện dẫn trên suy cho cùng đều không “trúng”. Bởi tất cả đã không thể thay thế hay bù lại được cho mục tiêu tối thượng tại một cuộc đấu quốc tế theo kiểu cách Đại hội được cả thế giới thừa nhận và chính ngành thể thao đặt ra khi xuất quân: HCV và xếp hạng toàn đoàn.
Không riêng gì TTVN mà các nước đều đến ASIAD với đích nhắm cao nhất, đoạt bao nhiêu HCV và đứng thứ mấy. Một số nền thể thao vì điều kiện, khả năng có thể hướng đến các đích riêng, ví như tổng số huy chương, hay HCV bóng đá nam, thành tích của riêng điền kinh, bơi lội. Song kiểu gì trong đó họ cũng sẽ phải “thòng thêm” đích chung về số HCV.
Bắn súng lại gục ngã ở viên đạn cuối.
Cho nên, sự thành bại của một đoàn thể thao tất nhiên gắn với số HCV và thứ hạng toàn đoàn. Và không thể nói Việt Nam đã thành công tại, chính xác hơn phải là thất bại nếu căn cứ vào 1 HCV duy nhất so với chỉ tiêu 2-3 HCV đặt ra.
Sự tổng kết, đánh giá chiến dịch ASIAD 2014 của TTVN phải đi từ tiêu chí đầu tiên và quyết định chỉ có 1 HCV, đứng thứ 21 toàn đoàn, chứ không thể xoay vòng từ các tiêu chí phụ khác. Dù muốn hay không ngành thể thao cũng nên nhìn thẳng vào sự thật ấy, kể cả nó có phần nghiệt ngã và phiến diện. Đơn giản vì quốc tế cũng làm thế như một chuẩn mực chung. Giới chuyên môn, người hâm mộ cũng chỉ quan tâm trước hết đến con số có vẻ rất lạnh lùng- số HCV và thứ hạng toàn đoàn.
Một khi không dám thắng thắn thừa nhận thực tế ấy, chứng tỏ TTVN không sòng phẳng với chính mình, và khó có thể mong sự ủng hộ của dư luận. Quan trọng hơn, điệp khúc ” 4 năm – 1 HCV” quá khó để thay đổi.
Hà Thảo