Những con số cho thấy sự thiệt thòi lớn của các nữ VĐV

thứ ba 23-2-2016 17:04:31 +07:00 0 bình luận
Có thể thấy rằng, số tiền mà các VĐV nữ nhận được chưa xứng đáng so với công sức và sự hi sinh mà họ phải bỏ ra. Không như những đồng nghiệp khác giới, nữ VĐV không có được nhiều nguồn tài chính dồi dào đến từ các hợp đồng tài trợ.

Trở thành một VĐV chuyên nghiệp ngày nay sẽ giúp bạn kiếm được khoản tiền không hề nhỏ. Tuy nhiên, có một thực tế là, số tiền thưởng tăng lên cũng đồng nghĩa với sự chênh lệch giữa nam và nữ VĐV ngày càng lớn hơn.

Những VĐV nữ cũng phải chi phí cho việc thi đấu, tập luyện, ăn ở, sinh hoạt và di chuyển trong ở các giải lớn song khoản tiền mà họ nhận lại chỉ bằng “số lẻ” so với nam đồng nghiệp, đặc biệt ở các môn mang tính tập thể như bóng đá, bóng rổ hay bóng lưới. 

bóng rổ

Tại giải Bóng rổ nhà nghề Mỹ WNBA, năm 2015, tiền lương ít nhất và nhiều nhất của 1 nữ cầu thủ sẽ rơi vào khoảng 38.913 USD và 109.500 USD, chẳng “nhằm nhò” khi đem ra so với con số 525.093 USD tiền lương thấp nhất bên giải nam, còn siêu sao Kobe Bryant, người đứng đầu danh sách, thì bỏ túi 25 triệu USD mỗi mùa.

Dù ở môn chơi cá nhân, khoản thưởng cho phái yếu có khá hơn nhưng đó vẫn là con số quá nhỏ nhoi khi đứng cạnh số tiền cho những VĐV nam. Ví dụ như ở môn golf, tổng số tiền thưởng mà các golf thủ nam nhận được trong hệ thống PGA tour 2014 lên đến hơn 340 triệu USD, lớn gấp 5 lần so với những gì mà những đồng nghiệp nữ nhận được ở năm 2015 (61,6 triệu USD).

Còn ở môn thể thao Vua, cùng là chức vô địch thế giới nhưng trong khi đội tuyển nam của Đức rời Brazil với 35 triệu USD thì những cô gái của tuyển Mỹ chỉ được thưởng vỏn vẹn 2 triệu USD ở giải năm ngoái. Thậm chí, tuy chỉ lọt đến vòng knock-out của World Cup 2014 nhưng các cầu thủ ĐT Mỹ cũng kịp bỏ túi 8 triệu USD tiền thưởng, tức là gấp 4 lần so với chiếc cúp của những đồng nghiệp nữ.

world cup

Có thể thấy rằng, số tiền mà các VĐV nữ nhận được chưa xứng đáng so với công sức và sự hi sinh mà họ phải bỏ ra. Không như những đồng nghiệp khác giới, nữ VĐV không có được nhiều nguồn tài chính dồi dào đến từ các hợp đồng tài trợ.

Ngoại trừ trường hợp của “Nữ hoàng võ tự do” Ronda Rousey. Theo đó, trong năm 2014 – một năm thịnh vượng của làng võ UFC cả về danh tiếng lẫn tiền bạc, Rousey đã kiếm được 6,5 triệu USD, trong đó có 3 triệu USD đến từ việc thượng đài.

ronda

Hiện tại, mới chỉ có một số ít giải đấu quần vợt, bóng chuyền và điền kinh là có số tiền thưởng như nhau cho cả nội dung nam và nữ, dù đây cũng đã là cả một cuộc cách mạng.

Để thay đổi tình hình hiện nay không phải là điều đơn giản. Sẽ cần có sự phối hợp, thay đổi nhận thức đến từ những nhà điều hành, tổ chức, các công ty truyền thông, nhà tài trợ và cả cộng đồng, mới có thể thu hút, nâng tầm các giải đấu dành cho phái nữ.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm