Nơi nơi đấu vật, cả làng là chuyên gia
Môn thể thao phổ biến nhất hiện nay thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán, đó là đấu vật dân tộc. Giải vô địch quốc gia thì chẳng ai đi xem mà Vật dân tộc khi mùa xuân về thì đông hơn trảy hội.
Cư rằm tháng 10 âm lịch xong là trai làng nào cũng rục rịch tập luyện. Những đô vật trẻ liên tục xuất hiện, họ được các “tiền bối” đào luyện từ nhỏ. Trước ngày hội, họ đã đi thi đấu giao hữu ở các làng, xã lân cận, làm cho giải đấu nhanh chong được đẩy lên cao trào để các trận chung kết sẽ diễn ra đung ngày đã định, thường là từ mùng 4 Tết đến Rằm tháng Giêng.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng thì có 18 CLB vật Kinh Bắc (Hà Nội và Băc Ninh), thi đấu liên tục vào tháng Giêng. Vùng chiêm trũng và đồng bằng ven biển như Nam Định, Thái Bình… cũng có hàng chục CLB vật với nhiều sới nổi tiêng, giải thưởng rất cao. Miền Trung năng gió cũng không kém cạnh, chỉ riêng tỉnh Thanh Hóa thôi cũng đã có hơn 20 CLB vật của TP.Thanh Hóa; các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Nga Sơn. Ở đất Cố đô, Thừa Thiên Huế cũng có hàng chục CLB thi đấu sôi nổi ở Hội vật làng sình.
Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, giải vật luôn được trao thưởng rất cao, so với thu nhập của người dân nông thôn. Tục xưa người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng... nay được thay bằng tivi, xe máy.
Còn nhớ giải vật mùa xuân của làng Nành (Ninh Hiệp, Hà Nội), sới vật chẳng còn một chỗ trống, từ cụ bà 90 tuổi đến đưa trẻ con mới lên 3, ai cũng “dán mắt” vào từng động tác của đô vật, bình luận như một BLV thực sự, ai cũng thuộc tên các đô vật đang thi đấu, hoặc người làng mình hoặc đối thủ “đang ghét” của làng bên.
Nhưng, những trận đấu kịch tính nhât, được mong chờ nhất chính là các cuộc so tài giữa nhà vô địch của giải với tuyển thủ quốc gia được mời về thi đâu giao lưu. Nguyễn Thị Lụa, Vũ Thị Hằng là những đô vật nữ “đắt show” nhất. Mẫn Bá Xuân, Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Thế Hải…, những đô vật từng giành HCV sEA Games, đều là những khách mời - đối thủ được hâm mộ nhất và cũng là người được nhiều người mong mỏi “phải” thua đô vật làng.
Đi Tây Bắc xem đẩy gậy, tung còn
Mùa Xuân đã về, song tiết trời còn lạnh căm căm. Dù vậy, không ngày nào Tráng seo Peo, người H’mông ở xã Hoàng Thu Phố, Bắc Hà (Lào Cai) lại không tập luyện tung còn ở sân sau nhà. Đội đẩy gậy của xã cũng tập luyện miệt mài. 33 xã thuộc huyện Bắc Hà đã chuẩn bị sẵn sàng để quyết chiến thắng trong mùa Xuân này.
Người dân Bắc Hà - xứ mệnh danh là Cao nguyên trắng màu hoa mận - rất “chịu chơi” mỗi độ xuân về. Nào thi đẩy gậy lại đến tung còn rồi lại kéo co, đi cà kheo, bắn nỏ suốt cả 1-2 tháng sau Tết nguyên đán. Đến khoảng cuối tháng 4 khi mận hậu chín đỏ, họ còn tổ chức thi đua ngựa để mừng Tết Độc lập. Giải đấu này kêt thúc “chuỗi ngày ăn Tết hoành tráng” của người dân nơi đây cũng như ở rất nhiều tỉnh khác miền Tây Bắc, Đông Bắc như Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái…
Trò chơi đẩy gậy là tiêu biểu nhất, thiếu nó cũng như mâm cỗ ngày Tết thiếu đi be rượu vậy. Trong các lễ hội mùa xuân của bà con dân tộc khu Tây Bắc thì nhộn nhịp đông vui và gay cấn nhất là thi đẩy gậy với một đám đông đứng xúm xít thành vòng tròn, lúc xuýt xoa tiếc rẻ, lúc reo lên sảng khoái, xen lẫn tiếng trống khi đổ dồn khi khoan nhặt...
Bắn nỏ tuy không phổ biến bằng (chủ yếu dành cho dân thợ săn), nhưng vẫn hấp dẫn, nhất là với khách phương xa hay những cô gái đương xuân. Các thợ săn cả nam và nữ chuẩn bị rất kỹ từ lâu. Họ căng dây nỏ, vót tên và diện quần áo thật đẹp. Khoe tài bắn nỏ thường được giải thưởng cao và được nhiều nam thanh nữ tú hâm mộ, yêu quý. Đó chính là động lực để những thanh niên khỏe mạnh yêu môn bắn nỏ hơn, góp phần bảo tồn môn thể thao truyền thống này.
Ném còn thì… khỏi bàn. Đây là môn thể thao mà người khách lữ hành du xuân nào cũng được tham gia và dễ dàng thực hiện. Thanh niên nam nữ chưa vợ, chưa chồng thì vừa chơi vừa tỏ tình, giao duyên. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên, thoạt đầu còn tung sang nhau đại trà, sau dần dần đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau. Hình thức này sau cùng là chơi từng đôi một, qua lễ hội có nhiều đôi thành chồng, thành vợ.
Trò chơi ném còn vừa mang tính văn hóa lại vừa mang tính thể thao. Nó giúp rèn luyện sự tinh tế, khéo léo, tài tình, ước lệ và duyên dáng, nhẹ nhàng (khi tung, khi bắt); vừa kết hợp các động tác toàn thân, vừa sảng khoái tinh thần, vừa được giao lưu, tỏ tình, đoàn kết, vui vẻ.
Nhìn thì đơn giản nhưng thật ra không dễ chút nào. Người chơi dùng quả còn tung qua vòng tròn ở trên cao; người đứng ở phía bên kia vòng tròn bắt rồi ném trả lại qua cái vòng tròn ấy. Vấn đề là vòng tròn chỉ có đường kính 0,5m nằm trên một sào tre cao 9m, người ném còn đứng cách cột treo vòng tròn 9m, phải cầm dây còn vung mạnh ba vòng theo chiều kim đồng hồ, đến vòng thứ ba thì vung mạnh rồi buông dây cho quả còn thẳng hướng chui qua vòng tròn mới được.
Nếu bạn yêu thích thể thao và du lịch, hãy ít nhất 1 lần trong đời trải nghiệm thể thao dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Băc, Trung du… vào mùa xuân. Hãy thử một lần thử làm chàng trai hoặc cô gái Thái, Tày, H’mông ném còn, trao duyên giữa tiết trời mùa xuân đầy sức sống.
Mùa xuân, hoa đào đỏ thắm và hoa mận trắng tinh nở tưng bừng. Hãy lên đường và thưởng thức đi thôi. Nếu can đảm hơn, bạn hãy tham gia nhiệt tình các cuộc thi tài với bà con dân tộc thiểu số nhé.