Đòn Karate "đấm chết bò mộng" có thể hạ võ sư Vịnh Xuân Pierre Flores?

thứ năm 13-7-2017 12:55:53 +07:00 0 bình luận
Kyokushin Karate được đánh giá là trường phái có uy lực mạnh mẽ và tính thực chiến hiệu quả bậc nhất trong Karate. Điều này được cả võ học phương Tây thừa nhận.

Kyokushin Karate được đánh giá là trường phái có uy lực tấn công mạnh mẽ và tính thực chiến hiệu quả bậc nhất trong Karate. Điều này được cả võ học phương Tây thừa nhận.

Một trong những vấn đề đang được bàn luận sôi nổi quanh trận đấu giữa võ sư Vịnh Xuân Nam Anh, Pierre Flores và võ sư Karate Đoàn Bảo Châu đó là sự chênh lệch về thể hình giữa hai người.

Võ sư Bảo Châu thấp bé hơn nhiều so với Pierre Flores
Võ sư Bảo Châu thấp bé hơn nhiều so với Pierre Flores

Flores cao tới 1,8m và nặng 91 kg, trong khi võ sư Bảo Châu chỉ cao 1,61m và cân nặng chừng 62 kg. Không khó để nhận ra sự khác biệt lên tới 20 cm và 30 kg cân nặng giữa hai người trong lúc tỷ võ. 

Toàn cảnh chuyến giao đấu của võ sư Vịnh Xuân Nam Anh tại Việt Nam

Có thể, trong mắt nhiều võ sỹ và chuyên gia, đó là "sự thua thiệt, bất lợi thấy rõ và thất bại của võ sư Bảo Châu hoàn toàn dễ hiểu". Nhưng có phải trong thi đấu đối kháng nhỏ bé không phải lúc nào cũng đi liền với thất bại? Và sự thật điểm mạnh nhất trong tấn công cũng như tính thực chiến hiệu quả của Karate nằm ở hệ phái nào?

Video võ sư Bảo Châu bị Flores hạ gục

 

Với những võ sư, chuyên gia võ thuật hay những người tập Karate lâu năm hẳn đều biết tới hệ phái Kyokushin Karate được sáng lập bởi võ sư huyền thoại Oyama Masutatsu (thường được gọi với tên Mas Oyama).

Tôn chỉ của trường phái Kyokushin Karate đề cao sự khổ luyện, đặc biệt về thể chất (cơ bắp, khả năng chịu đựng bền bỉ), và tính thực chiến với khả năng tấn công cương mãnh. Phương Tây gọi đó là "Full-Contact Karate", tạm hiểu là đòn thế Karate tấn công toàn diện với uy lực cao nhất.

Tất nhiên, tổ sư của trường phái này, Mas Oyama - một kỳ tài của võ học Nhật Bản, cũng nổi tiếng với những miếng đánh tấn công có độ sát thương cực lớn. Và xung quanh cuộc đời võ sư huyền thoại này cũng gắn với những kỳ tích chiến đấu đối kháng có một không hai.

 

Tổ sư của hệ phái Kyokushin Karate, kỳ nhân Mas Oyama
Tổ sư của hệ phái Kyokushin Karate, kỳ nhân Mas Oyama

Trong số những kỳ tích ấy, phải nhắc lại sự kiện võ sư Mas Oyama tử chiến với một con bò mộng tại thành Tateyama huyện Chiba vào năm 1950. Tổng cộng Mas Oyama đã dùng tay không hạ sát 47 con bò mộng hung dữ với bốn con chết tại chỗ và những con khác bị gãy sừng vì cú chặt cạnh bàn tay (theo một số nguồn thì có hơn 50 con bò đã bị Mas Oyama hạ gục).

Video võ sư Mas Oyama quật ngã bò mộng hung dữ 

Chưa hết, năm 1952, Oyama Masutatsu du hành tới Mỹ và nhận lời thách đấu đối kháng trực tiếp trên truyền hình 7 trận và ông toàn thắng. Năm 1955 khi ông biểu diễn đòn shuto chặt bay cổ chai rượu Whisky dựng đứng mà phần thân chai bên dưới không bị đổ, ông được công chúng Mỹ đặt danh hiệu "god hand" ("Thần thủ" hay "Thánh thủ").

Trong suốt cuộc đời của Oyama Masutatsu, ông đã đến 32 quốc gia, giao đấu với trên 270 võ sĩ tài danh và rất nhiều người trong số đó bị ông hạ gục chỉ với một cú đấm. Một trận đấu của Mas Oyama thường không kéo dài quá 3 phút, và cũng không hiếm trận chỉ diễn ra trong... vài giây.

Võ sư Mas Oyama trong một trận tỷ võ
Võ sư Mas Oyama trong một trận tỷ võ

Thử thách vô tiền khoáng hậu mà tổ sư Mas Oyama từng thực hiện đó là "Kumite 300" - tức đánh bại 100 võ sỹ giỏi/ngày theo thể thức đối kháng, trong 3 ngày liên tiếp. 

Nên nhớ, thử thách Kumite-100 (đánh bại 100 võ sư giỏi) đã một trong những thử thách khó khăn nhất trong quá trình luyện tập ở võ phái Kyokushin Karate. Võ sĩ tham gia thử thách sẽ đấu đối kháng lần lượt với 100 võ sĩ khác và hai bên được phép tung ra các đòn mang tính sát thương để hoàn thiện kỹ thuật chiến đấu, nâng sức chịu đựng về thể xác và tinh thần.

Tất nhiên, rất ít người trong lịch sử có thể tự hào tuyên bố đã hoàn thành thử thách này. Phần lớn đều chịu thua vì kiệt sức. Nhưng Oyama đã làm đượckỳ tích vĩ đại hơn thế, đó là Kumite 300.

Video võ sư Mas Oyama hạ gục các đối thủ ở thử thách Kumite 300 

Ông chọn ra các võ sinh đai đen giỏi nhất trong võ đường của mình để làm đối thủ, yêu cầu mỗi người đánh với ông trong vòng hai phút, người nọ nối tiếp người kia liên tục không ngừng. Sau khi cả nhóm đánh xong, họ tiếp tục quay vòng cho đến khi Oyama vượt qua đủ 100 lượt đối kháng.

Để kiểm tra khả năng chịu đựng tối đa của mình, Oyama quyết định thực hiện thử thách này trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày thực hiện 100 lượt đấu. Ông chỉ nghỉ một quãng ngắn sau mỗi 20 lượt đấu để uống nước hoặc đi vệ sinh. Trong 3 ngày đó, ông ngủ rất ít vì lượng adrenaline trong máu tăng, cũng như tâm lý chờ đợi cuộc đấu ngày hôm sau.

Trong 3 ngày, Oyama lần lượt đánh bại các võ sinh giỏi nhất của mình. Nhiều môn sinh chỉ có thể đấu với ông một lần vì bị thương trong quá trình đối kháng với sư phụ. 

Khả năng tấn công cương mãnh khiến Kyokushin Karate nổi bật
Khả năng tấn công cương mãnh khiến Kyokushin Karate nổi bật

Năm 1953, Oyama mở võ đường đầu tiên mang tên Oyama Dojo tại một bãi cỏ bỏ không tại Mejiro, Tokyo. Năm 1956, võ đường đúng nghĩa đầu tiên được mở tại một sân khấu Ba-lê cũ phía sau Đại học Rikkyo, cách 500 mét so với vị trí hiện nay của Đại Võ Đường ở Nhật và chính thức mang tên Kyokushinkai Karate.

ảnh quote"Mas Oyama từng học võ Trung Quốc, Judo, Boxing, trước khi duyền số đưa ông tới với Karate, mà cụ thể là cuộc gặp gỡ với võ sư Funakoshi Gichin và hệ phái Shokotan Karate đã đưa cuộc đời ông sang bước ngoặt lịch sử".anh quote

Phương thức phát triển Karate theo cách của Oyama Masutatsu đó là: Học các tuyệt kỹ từ mọi môn võ và không bao giờ bó buộc chỉ với Karate. Nhấn mạnh đặc biệt vào tính hiệu dụng của chiêu thức, Oyama lược bỏ tất cả những gì màu mè không có ích trong thực chiến để phát triển một tinh thần võ thuật thuần khiết và cương mãnh.

Video những pha thể hiện sức mạnh cơ bắp, nội công cương mãnh của các võ sư hệ phái Kyokushin

 

Khi Mas Oyama qua đời vào năm 1994, ở tuổi 71, giới võ thuật Nhật Bản nói riêng và võ thuật thế giới nói chung không chỉ tiếc nhớ một kỳ nhân võ thuật, người chưa từng từ chối lời thách đấu nào trong đời, mà đó còn là một cây bút kiệt xuất viết về võ học.

Những tác phẩm như "What's Karate?", "Kỹ thuật Karate" hay "Luận văn võ đạo" mà Mas Oyama để lại đã góp phấn giúp ông được tôn vinh là "Kỳ tài văn võ lưỡng đạo"!

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm