(Thethao24.tv) – Mới đây, kỳ thủ nhí Anh Khôi đã đi vào lịch sử với tư cách kỳ thủ Việt duy nhất giành 2 HCV giải trẻ vô địch thế giới ở 2 lứa tuổi khác nhau. Với cờ vua, có thể coi Khôi là một “thần đồng” nhưng tài năng trẻ đặc biệt hiện vẫn đang chơi vơi trong lộ trình phát triển, thậm chí không có một ông thầy xứng tầm dẫn dắt.
>>>Quang Liêm văng khỏi nhóm Siêu Đại KTQT: Sự cảnh báo kịp thời
>>>Anh Khôi vô địch cờ vua U12 thế giới
>>>Chuyện kỳ thú của cựu thần đồng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn
So với các nhà vô địch thế giới trẻ của cờ vua Việt, kể cả Quang Liêm lẫn Trường Sơn, tuyển thủ 12 tuổi này phần nào đó vượt trội, nhất là xuất phát điểm cùng sự bài bài.
Lịch sử của cờ vua Việt Nam tại các giải trẻ quốc tế ghi nhận, chưa có một gương mặt nào lại có thể tỏa sáng rực rỡ như Khôi. Chỉ mới sau đúng 2 năm “ra ràng”, Khôi đã có một bộ sưu tập thành tích mà bất cứ kỳ thủ trẻ quốc tế nào đều mơ ước, với 3 tấm HCV châu Á liên tiếp cùng 2 danh hiệu vô địch trẻ thế giới ở 2 lứa tuổi U.10 (2012) và U.21 (2014). Làng cờ Việt cũng chưa có VĐV nào chỉ mới 11 tuổi đã đoạt được ngôi Á quân tại một cuộc đấu quốc nội đỉnh cao nhất là giải các đấu thủ xuất sắc như Khôi làm được năm 2013.
Nguyễn Anh Khôi
Dù khó có thể nói điều gì trước song có thể khẳng định nếu được chăm lo đầu tư sớm, toàn diện, Khôi hoàn toàn đủ sức để vươn tới đỉnh cao và chuyên nghiệp, giống như Siêu Đại KTQT Quang Liêm- người từng thừa nhận mình có tố chất, điểm xuất phát kém xa đàn em Anh Khôi. Và ở bất cứ nền thể thao nào, khi một nhân tố ngời ngời như Khôi xuất hiện, họ sẽ đưa ngay vào diện được hưởng các chế độ đặc biệt.
Thế nên thật kỳ lạ khi nhà vô địch thế giới trẻ vẫn đang chơi vơi trong hành trình của mình. Khôi vẫn chỉ tập trung cho việc tập luyện thi đấu cờ theo dạng nghiệp dư, chỉ 2 buổi mỗi ngày và mỗi ngày cũng chỉ có 4 giờ. Thậm chí, gia đình Khôi vẫn chưa có đủ cơ sở và niềm tin để khẳng định dứt khoát có cho con theo nghiệp cờ, hay chỉ là phụ bên cạnh cọn đường học văn hóa.
Những gì Khôi được hưởng từ ngành thể thao vẫn chỉ là sự hỗ trợ mỗi tháng khoảng gần 2 triệu đồng đối với VĐV tuyến năng khiếu. Nó chỉ khác một chút khi em nhận lệnh tập huấn chuẩn bị cho các giải đấu nhằm mang thành tích về cho thành phố.
“Thần đồng” Anh Khôi cần được đầu tư một cách đúng đắn nhất.
Đáng hơn hơn, đến thời điểm này, Khôi vẫn không được quản lý, chăm lo, đào tạo bởi một HLV xứng tầm. Từ 2010, Khôi là học trò của HLV Lê Thanh Sơn và 3 năm sau khi thầy Sơn chuyển về đầu quân cho Thừa Thiên Huế thì vẫn chưa có ai thay thế. Cực chẳng đã, Khôi vẫn phải nhờ thầy Sơn theo phương thức tranh thủ qua mạng internet rồi thỉnh thoảng được HLV Lâm Minh Châu hỗ trợ. Ngay giải trẻ thế giới vừa rồi, chính gia đình đã phải tự bỏ tiền để mời thấy Sơn theo kèm Khôi. Chưa kể rằng, có ở TP.HCM, một HLV chuyên phát hiện, đào tạo tuyến cơ sở ban đầu cũng không thể còn cáng đáng nổi cậu học trò giờ đã là nhà vô địch trẻ thế giới.
Có lẽ không thể muộn hơn, Liên đoàn – bộ môn cờ Việt Nam cùng ngành thể thao TP.HCM cần phải ngồi lại để bàn về lộ trình phát triển trước mắt cũng như lâu dài của Anh Khôi. Khôi xứng đáng được dành cho một kế hoạch đầu tư riêng theo dạng chuyên biệt. Việc thuê một chuyên gia quốc tế hàng đầu, hay cử Khôi sang nước ngoài tập huấn dài hạn, đơn cử tại “lò” Chesscom tại Hungaria của HLV Hoàng Chương cần được tính đến.
Bài học lãng phí đối với Trường Sơn hay phần nào đó cả Quang Liêm cần phải tránh cho bằng được. Và với Khôi, TTVN đã đến lúc không thể chấp nhận những trường hợp phung phí tài năng vì sự bó buộc của cách làm, tư duy hay kể cả điều kiện như trước nữa.
Hà Thảo