Chuyện về chiếc cung trăm triệu của các cung thủ “nông dân”

Trần Khánh
thứ năm 16-4-2020 8:50:00 +07:00 0 bình luận
Các cung thủ Việt ở ĐTQG chỉ có thu nhập vài triệu nhưng lại là chủ nhân của những bộ cung giá trị cả trăm triệu.

Bắn cung là môn thể thao lâu đời và thường xuyên góp mặt ở các kỳ Olympic kể từ năm 1970. Môn này du nhập vào Việt Nam khá sớm song không thật sự phát triển mạnh. Một trong những nguyên nhân khiến bắn cung “kén” người chơi là việc đầu tư quá tốn kém trong khi mức thu nhập chưa thật sự tương xứng.

Bởi vậy, suốt thời gian dài, bắn cung Việt Nam chỉ phát triển cầm chừng, chưa có sự đột phá bởi chưa được đầu tư mạnh mẽ. Đi kèm với đó là các thành tích khiêm tốn ở những kỳ SEA Games. Với bắn cung Việt Nam, giành những tấm huy chương đã là thành công chứ chưa mơ đến giành HCV.

Thế nhưng, bước ngoặt xảy đến từ SEA Games 29 trên đất Malaysia. Bắn cung Việt Nam được đầu tư lớn với trang thiết bị hiện đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế. Đó là những chiếc cung từ Mỹ hay Hàn Quốc có giá lên đến cả trăm triệu đồng. Thành quả ngọt ngào khi Chu Đức Anh mang về tấm HCV quý giá cho bắn cung nước nhà.

Chuyện về chiếc cung trăm triệu của các cung thủ “nông dân”
Những chiếc cung trị giá trăm triệu là mơ ước của các cung thủ khi cầm trên tay.

Từ đây, bắn cung dần chuyển mình. Hai tấm vé tham dự Olympic Tokyo 2021 cùng ba tấm HCV ở SEA Games 30 là dấu ấn đậm nét của bộ môn nay. Đằng sau những cột mốc lịch sử đó, những chiếc cung có giá trăm triệu đóng vai trò then chốt.

Với các cung thủ, họ chủ yếu xuất thân từ con nhà nông nên gánh nặng mưu sinh rất lớn. Trong khi đó, mức thu nhập hàng tháng của các cung thủ chỉ rơi vào khoảng 4-6 triệu đồng. Những chiếc cung tiêu chuẩn quốc tế đó là tài sản lớn nhất với họ. Theo định giá trên thị trường, những chiếc cung chấp nhận được rơi vào khoảng 1.000 – 2.000 USD (tương đương từ 20 đến 45 triệu đồng). Còn các cung xịn, được các cung thủ trên thế giới hay sử dụng có giá thấp nhất 4.000 USD (gần 100 triệu đồng).

Khi cầm trên tay chiếc cung này, các VĐV có nhiều động lực để phấn đấu và thể hiện đúng tài năng của mình. Tuy vậy, để đạt đến tầm này, họ cũng trải qua quá trình dài đầy gian truân khi đi từ cung gỗ, cung tự chế trong nước hay cung giá rẻ vài triệu.

Chuyện về chiếc cung trăm triệu của các cung thủ “nông dân”
Những thành công trong thời gian vừa qua của bắn cung Việt Nam có dấu ấn lớn từ sự đầu tư mạnh mẽ này.

“Cung này là cung thi đấu quốc tế, giá rơi vào khoảng trăm triệu. Lúc đầu, tôi thấy cái cung rất mới lạ với mình. Mình cũng bở ngỡ. Khi tôi tập chay hơn một năm trời thì mới tập cung gỗ. Tôi tập thêm 1 năm nữa mới biết cung thi đấu, trang thiết bị cũ”, Lộc Thị Đào chia sẻ.

Giá trị của chiếc cung này rất lớn nên họ luôn giữ gìn, nâng niu và trân quý. Đó là vật bất li thân với các VĐV. Khi đã dùng quen, mỗi VĐV cũng dần tạo ra những “thương hiệu” riêng cho mình. Chẳng hạn VĐV kỳ cựu Châu Kiều Oanh thích mũi tên màu xanh hay Tiến Cương sử dụng mũi tên dài.

Khi được đầu tư lớn, các VĐV bắn cung giành thành tích tương xứng với sự kỳ vọng.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm