90% VĐV Việt Nam chữa trị chấn thương ở nước ngoài

thứ hai 2-11-2015 22:42:34 +07:00 0 bình luận
Trong hàng loạt ngôi sao dính chấn thương, duy nhất kỷ lục gia điền kinh Trương Thanh Hằng phẫu thuật ngay tại Việt Nam. Số VĐV điều trị tại bệnh viện chuyên ngành thể thao mỗi năm mới đạt khoảng 10%.

Thanh Hằng cũng là... bất khả kháng

Nhà vô địch điền kinh châu Á, Thanh Hằng chính là tuyển thủ nổi tiếng nhất dính chấn thương nặng từng được phẫu thuật tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam. Sau tai nạn giao thông thảm khốc trong một buổi tập, chị bị đa chấn thương, trong đó chân phải bị gãy xương mác và xương chày. Trong thời gian dài điều trị kết hợp với hồi phục ở bệnh viện chuyên ngành thể thao duy nhất này, Hằng đã trải qua 2 lần phẫu thuật. 

Lần đầu tiên do các bác sĩ đến từ Singapore thực hiện, và lần sau do chuyên gia Đức Nobert Moss đảm trách. Cả 2 ca phẫu thuật đều thành công, Hằng sau đó có thể đi lại, vận động bình thường song không thể tiếp tục quay trở lại tập luyện, thi đấu đỉnh cao.

Thanh Hằng khẳng định mình đã được chăm lo tốt nhất, và việc phải giã từ nghiệp đấu xuất phát từ chấn thương quá nặng. Tuy nhiên, có thể thấy bản thân Hằng cũng vẫn nuối tiếc với giả thiết nếu mình ra nước ngoài phẫu thuật, hồi phục thì có thể tình thế sẽ khác. Thực tế, Hằng từng bày tỏ nguyện vọng được sang Đức.

Đó chắc chắn cũng là suy nghĩ của rất nhiều VĐV, nhất là những trường hợp bị chấn thương phức tạp và dai dẳng. Thậm chí, sự thiếu tin tưởng vào các bác sĩ và điều kiện chữa trị trong nước của giới VĐV còn hạn chế là có thật.

 Kỷ lục gia Thanh Hằng là ngôi sao hiếm hoi phẫu thuật chấn thương ở trong nước.

Kỷ lục gia Thanh Hằng là ngôi sao hiếm hoi phẫu thuật chấn thương ở trong nước.

Chỉ có một Nobert Moss

Qua nhiều năm gắn bó với thể thao Việt Nam, chuyên gia hàng đầu thế giới Nobert Moss đã trực tiếp khám, điều trị, phẫu thuật cho khoảng 300 tuyển thủ quốc gia đảm bảo có thể tiếp tục trở lại thảm đấu, hay chí ít cũng tránh được hậu quả của chấn thương trong trường hợp phải giải nghệ...

Nếu tính cả các VĐV từng được ông khám, tư vấn theo hình thức “online”, con số này phải vào cỡ gấp đôi. Tiêu biểu như các cựu danh thủ bóng đá Hồng Sơn, Huỳnh Đức hay đô vật Mẫn Bá Xuân.

Kể từ năm 2007 khi thành lập Bệnh viện Thể thao Việt Nam do ông góp công lớn xây dựng nên, chuyên gia Moos cùng ê-kíp của mình đều đặn có 3 đợt sang đây làm việc. Như một nếp quen, mỗi khi không may dính chấn thương, nhất là các ca khó, các HLV -VĐV lại tâm niệm “chờ chuyên gia Moss sang”.

Tuy nhiên, qua 8 năm, cả Bệnh viện Thể thao Việt Nam lẫn y học thể thao của Việt Nam vẫn giậm chân tại chỗ, với chuyên gia Moss đóng vai như một “thương hiệu” duy nhất. Sự tâm huyết và nỗ lực đặc biệt của ông cũng chỉ giúp giải quyết một phần, mang tính tình huống và nhỏ lẻ, trong cả một mảng quan trọng bậc nhất với thể thao hiện tại.

Trên thực tế, sự hỗ trợ của ông cho thể thao Việt Nam cũng dừng ở một mức độ rất hạn chế do công việc cực kỳ bận rộng của một Giám đốc bệnh viện trên đất Đức. Việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm từ chuyên gia này cũng được chăng hay chớ, do điều kiện của Việt Nam thiếu và yếu đủ thứ.

Y học thể thao tệ tới mức, ngay cả bệnh viện thể thao duy nhất tại Việt Nam giờ mỗi năm cũng thu hút được khoảng 10% số VĐV dính chấn thương, bệnh tật tới khám chữa trị. Rất bi hài vì các VĐV dính chấn thương nhẹ lại lập tức tìm đến các bệnh viên chuyên ngành ngoài, hoặc nghĩ ngay tới phương án ra nước ngoài, trong trường hợp phải phẫu thuật.

Nếu không bó buộc bởi kinh phí, gắn với mức chi trả quá thấp chỉ trên dưới 100 triệu đồng, có lẽ 100% VĐV bị chấn thương muốn được giải quyết ở nước ngoài. Không chỉ những ca nặng như Nguyệt Ánh, Văn Kiều, Thanh Hằng mà nhiều trường hợp nhẹ hơn nhiều cũng có tâm lý như thế. Đơn giản vì họ không tin ở người nhà, và cứ phải nhờ cậy nước ngoài cho “lành”, dù có phải tốn kém gấp vài lần.

Dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng theo tôi mảng y học phục vụ thể thao của Việt Nam cơ bản vẫn chưa có gì thay đổi. Y học mới chỉ tham gia giải quyết được một vài nội dung đơn giản, còn vẫn hoàn toàn đứng ngoài thể thao, nhất là với mũi nhọn thành tích cao.

Tôi cho rằng, đầu tư cho mảng này của thể thao Việt Nam đang quá thấp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dụng cụ hầu như chưa có gì, ngoài một bệnh viện chuyên ngành tại Hà Nội, đội ngũ cán bộ chuyên môn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng”.

Chuyên gia Nobert Moss

"Tôi nghĩ trình độ của các bác sĩ thể thao Việt Nam hiện tại đã có thể đảm bảo cho việc điều trị, phẫu thuật, kể cả các ca khó. Vấn đề chủ yếu nằm ở điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nhất là các máy móc hiện đại, đặc chủng. Bệnh viện Thể thao Việt Nam đã giải quyết thành công rất nhiều ca chấn thương, và cũng đang đẩy mạnh việc hợp tác liên kết với các cơ sở hàng đầu của Đức, Singapore, Thái Lan.

Việc một số tuyển thủ, điển hình như các cầu thủ bóng đá, thường ra nước ngoài điều trị, phẫu thuật cũng là một sự lựa chọn. Họ đang ở đỉnh cao phong độ, muốn đạt tới kết quả cao nhất để có thể quay lại tập luyện và thi đấu, trong khi cũng không tin tin tưởng điều kiện ở nhà. Từ đây, chúng tôi hiểu rằng còn rất nhiều việc phải làm để tự khẳng định chất lượng, vươn lên phục vụ tốt nhất cho thể thao đỉnh cao” .

Bác sĩ Nguyễn Văn Phú (Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam)

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm