Với lợi thế của nước chủ nhà, Campuchia đã đem đến SEA Games 32 đã loại bỏ khá nhiều bộ môn Olympic, đồng thời đem những bộ môn thể thao vô cùng mới lạ đến với ngày hội thể thao lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Sau đây, hãy cùng điểm qua những môn thể thao độc đáo nhất của kỳ SEA Games năm nay.
Kun Bokator
Kun Bokator có nguồn gốc từ Đế quốc Angkor cách đây một thiên niên kỷ và là môn võ cổ truyền tinh túy nhất của đất nước Campuchia, từng được Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2002.
Bokator có luật thi đấu tương đối giống võ cổ truyền, nhưng trang bị nhiều vật dụng hơn. Mỗi trận đấu sẽ có 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút và có quãng nghỉ 1 phút giữa các hiệp. Các VĐV sẽ ghi điểm thông qua 4 đòn tấn công: Đòn tay, đòn chân, đòn vật và đòn đánh đặc trưng có tên là Chorn Tnouk.
Tại SEA Games 32, Bokator có tổng cộng 32 nội dung thi đấu (16 nội dung đối kháng đồng đội, 9 nội dung đối kháng cá nhân, 7 nội dung biểu diễn cá nhân và đồng đội). Đội tuyển Kin Bokator Việt Nam với 3 HLV, 1 chuyên gia Campuchia và 15 võ sĩ sẽ tranh tài cùng 5 đội tuyển khác trong khu vực là chủ nhà Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Indonesia.
Teqball
Trái ngược với Kun Boktator, Teqball là một trong những bộ môn mới nhất trên thế giới. Môn thể thao này mới ra đời tại Hungary vào năm 2014 do cựu cầu thủ Gabor Borsanyi, doanh nhân Gyorgy Gattyan và nhà khoa học máy tính Viktor Huszar sáng lập.
Teqball là môn thể thao bóng được chơi trên bàn cong, kết hợp các yếu tố của bóng đá, cầu mây, bóng bàn và thi đấu đối kháng gián tiếp. Qua lại, các cầu thủ đánh bóng bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể ngoại trừ cánh tay và bàn tay. Teqball có thể được chơi giữa hai người chơi như một trò chơi đơn hoặc giữa bốn người chơi như một trò chơi đôi.
Kể từ khi xuất hiện, Teqball đã phát triển một cách ngoạn mục, thu hút hàng triệu người chơi trên toàn cầu. Thậm chí, trò chơi này cũng được đưa vào luyện tập ở những đội tuyển bóng đá quốc gia như Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. Cựu cầu thủ người Brazil, Ronaldinho cũng đã trở thành đại sứ của bộ môn này.
Taekwondo ITF
ITF (Changwon) và WTF (Kukkiwon) là 2 tổ chức riêng biệt của bộ môn Taekwondo, đại diện cho hai hệ phái riêng biệt của môn võ đến từ xứ sở Đại Hàn. Trong khi Liên đoàn Taekwondo WTF thế giới coi môn Taekwondo như một dạng thể thao, ITF nêu cao tính võ nghệ và thực chiếncủa môn võ này
Khác với Taekwondo WTF ở các cuộc thi thông thường, Taekwondo ITF chú trọng vào đặc tính chiến đấu nguyên thủy của môn võ này, với võ phục đặc trưng là áo gấp vạt, không sử dụng giáp mà dùng găng và bảo hộ đầu, đồng thời cho phép sử dụng các đòn đấm.
Đua vượt chướng ngại vật
Vượt chướng ngại vật là một loạt các chướng ngại vật chất đầy thách thức mà một cá nhân, đội hoặc động vật phải vượt qua, thường là trong khi được tính giờ. Các chướng ngại vật yêu cầu người tham dự phải chạy, leo trèo, nhảy, bò, bơi và thăng bằng với mục đích kiểm tra tốc độ, sức bền và sự nhanh nhẹn.
Tại SEA Games 2019, vượt chướng ngại vật chỉ là môn thể thao biểu diễn, nhưng đến kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á tại Campuchia, bộ môn này đã được vào tính huy chương với 2 nội dung thi đấu cá nhân nam và cá nhân nữ.
Cờ ốc
Cờ ốc, hay còn được gọi là cờ Khmer là môn cờ phổ biến tại Campuchia trong nhiều thế kỷ qua. Bộ môn này có khá nhiều điểm tương đồng với cờ vua. Điểm nhấn khác biệt giữa cờ ốc với cờ vua nằm ở chính quân Hậu, cụ thể là khả năng di chuyển và sức công phá.
Ở cờ vua, Hậu được di chuyển khắp bàn cờ, đi một nước từ hàng 1 đến hàng 8, trong khi ở cờ ốc, Hậu chỉ được đi từng ô một với sức ảnh hưởng và công phá kém hẳn cờ vua. Về thời gian tranh tài, cờ ốc gần nhất với cờ chớp của cờ vua song cũng có điểm khác cơ bản.
Ở thể loại cờ chớp của cờ vua, mỗi đấu thủ có 3 phút trong mỗi ván đấu, được cộng thêm 2 giây cho mỗi nước đi, nhưng ở nội dung cờ ốc, mỗi bên được 5 phút mỗi ván song không có thời gian cộng thêm, bên nào hết thời gian trước mà chưa chiếu bí được đối phương thì sẽ thua, kể cả đang chiếm ưu thế về thế trận. Chính điều này giúp cho cờ ốc tăng thêm kịch tính và sự khó lường.
Tại nội dung đôi nữ cờ tiêu chuẩn SEA Games 32, Phạm Thanh Phương Thảo và Tôn Nữ Hồng Ân đã giúp Việt Nam có được tấm HCV ở bộ môn thế mạnh của nước chủ nhà Campuchia sớm 1 vòng đấu nhờ thành tích bất bại trước 5 đối thủ trong khu vực.