Nhìn từ thất bại của U22 Việt Nam: Giá như ông Tuấn học được thuật “đắc nhân tâm” của thầy Park! (Kỳ 1)

Đình Hiển
thứ tư 27-2-2019 3:06:00 +07:00 0 bình luận
Với bóng đá Việt Nam, vị trí thứ 3 ở sân chơi khu vực trong hai thập kỷ trở lại đây bao giờ cũng bị xem như là một thất bại. Nhưng thất bại của U22 Việt Nam vẫn là một sự cần thiết để chúng ta nhìn nhận lại nhiều khía cạnh và từ thất bại ấy cũng là nơi manh nha cho những sự hy vọng!

Những thất vọng về tinh thần và tâm lý chiến

Nỗi lo đó của U22 Việt Nam lại chính là thứ “vũ khí” lợi hại mà thầy Park bao giờ cũng thổi vào làm bùng lên nhuệ khí của các cầu thủ, trước những “trận đánh” lớn.

"Đối mặt với tình huống nguy hiểm không phải là tìm cách ngăn chặn nó mà là tìm cách để chuyển biến nó thành cơ hội."

"Các bạn chỉ được phép khóc khi chiến thắng, còn khóc vì thua, tôi cấm. Tự các bạn phải biết mình đang đá vì cái gì, đừng để đá xong mới hối hận, không ai quan tâm đến lúc đó cả."

"Chúng ta đã cố gắng hết sức, tại sao phải cúi đầu?"

Đó chỉ là những câu nói kinh điển của thuyền trưởng người Hàn khơi gợi là cho một tinh thần Việt bất khuất. Để chúng ta đánh bại những đội bóng mà trong suy nghĩ của hàng triệu người Việt Nam, lẫn nhiều thế hệ cầu thủ. Thì hoặc là rất khó để thắng trước các đội tuyển ở lứa tuổi U23 của: Thái Lan, Australia, Iraq rồi U23 Qatar.

Nhìn từ thất bại của U22 Việt Nam: Giá như ông Tuấn học được thuật “đắc nhân tâm” của thầy Park! (Kỳ 1)
Một HLV giỏi không chỉ cao tay trong chiến thuật mà còn phải là một người làm tâm lý tốt!

Hoặc là gần như không thể trước một đội bóng đến từ một nền bóng đá như Nhật Bản. Nhưng rồi rốt cuộc, bất chấp lý do có là gì đi nữa, thì Olympic Việt Nam cũng đã khuất phục được đối thủ đến từ đất nước của hoa anh đào tại Asiad 2018.

Vậy đấy, một HLV giỏi không chỉ đơn thuần là một nhà cầm quân thao lược trên sa bàn và ngoài “chiến trận”, mà còn phải là một người giỏi về cách truyền dạy về đạo lý và làm tâm lý chiến, thầy Park từng nói:

"Đã là HLV thì phải dạy cho cầu thủ 2 điều: Thứ nhất là bóng đá, thứ hai là nhân tính, tính cách và sự nhân văn."

Đó có lẽ là điều mà ông Nguyễn Quốc Tuấn đã thiếu trong việc truyền đạt cho các cầu thủ U22 Việt Nam tại giải đấu trên đất Campuchia. Các cầu thủ U22 Việt Nam dường như chưa rút ra được nhiều điều sau trận đấu với U22 Thái Lan. Để rồi tại bán kết, trước một U22 Indonesia cũng chơi bóng rắn và không ít tiểu xảo, các cầu thủ U22 như bị cuốn vào cái bẫy của đối thủ. Để lại lấy đá chọi vào tảng đá cứng hơn, to hơn, lỳ lợm và “ma mãnh” hơn.

Nhìn từ thất bại của U22 Việt Nam: Giá như ông Tuấn học được thuật “đắc nhân tâm” của thầy Park! (Kỳ 1)
Các cầu thủ U22 Việt Nam tự sa vào cái bẫy của U22 Indonesia đã giăng sẵn

Các cầu thủ đáp trả đối phương bằng những pha xoạc bóng không kém phần nguy hiểm, thậm chí hậu vệ Văn Hạnh còn định sút bóng vào người đối thủ trong những thời điểm mà chúng ta đang vô cùng bế tắc và ức chế về tâm lý. Đáng lý ra đó phải là thời điểm các cầu thủ bảo ban nhau bình tĩnh, kiên nhẫn, phải toàn tâm toàn ý cho mục tiêu tìm đến mành lưới của đối thủ.

Nhưng không! Đến cả ông Tuấn còn muốn lao vào sừng sộ với trọng tài chính sau trận đấu thì thật khó để trách nhiều ở các cầu thủ. Nhưng rất may đã có sự can ngăn kịp thời của GĐKT Gede trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Trong phòng họp báo sau trận đấu, mọi lỗi lầm về một thất bại được nhà cầm quân này đổ lên hết đội ngũ trọng tài. Dù phải nói rằng các trọng tài đã chưa thật sự làm tốt nhiệm vụ của mình trong trận đấu này. Tuy vậy, đó là một phản ứng không thật sự chuyên nghiệp, hãy xem ở Ngoại hạng Anh, những phàn nàn về trọng tại của các HLV gần như là hành động mà FA luôn trừng phạt rất nghiêm khắc.

Nhìn từ thất bại của U22 Việt Nam: Giá như ông Tuấn học được thuật “đắc nhân tâm” của thầy Park! (Kỳ 1)
HLV Nguyễn Quốc Tuấn không giữ được bình tĩnh và có những phản ứng không hay sau khi Việt Nam thua ở bán kết

Hồi tháng một năm ngoái, HLV Wenger khi còn dẫn dắt Arsenal từng bị cấm chỉ đạo 3 trận và bị phạt một khoảng tiền lên đến 40.000 bảng do chỉ trích trọng tài Mike Dean, sau khi Arsenal bị West Brom cầm hòa 1-1.

Nói như thế để thấy, những phàn nàn về vấn đề trọng tài là một phần của bóng đá. Nhưng chỉ trích thậm tệ hoặc lao vào gân cổ với họ lại là những hành động thiếu sáng suốt. Với ông Tuấn, U22 Việt Nam thể hiện một bộ mặt thiếu thuyết phục, thiếu mảng miếng trong tấn công và tinh thần không tốt. Điều lẽ ra ông nên nói ở phòng họp báo chính là đứng ra nhận trách nhiệm về phần mình và bảo vệ các học trò.

"Các cầu thủ là của tôi. Tôi chọn họ và tôi sẽ chịu trách nhiệm về họ. Cũng như chúng ta làm cha mẹ thì nên có trách nhiệm với những sai lầm của con cái." - Đó là cách mà HLV Park Hang-seo đáp trả sự ngờ vực của truyền thông với nhân sự và phong độ của những cầu thủ trước thềm giải đấu.

Nhìn từ thất bại của U22 Việt Nam: Giá như ông Tuấn học được thuật “đắc nhân tâm” của thầy Park! (Kỳ 1)
Những Quang Hải, Văn Hậu, Tiến Dũng,... đã từng thất bại tồi tệ hơn như vậy, nhưng sau đó lại làm nên những trang sử vàng!

Nhưng nhìn từ khía cạnh khác, với một HLV đi lên từ con đường huấn luyện thủ môn và chỉ là sự lựa chọn thứ 3 của VFF cho vị trí thuyền trưởng tại giải đấu này, như ông Tuấn. Và còn chưa kể đến sự khó khăn về mặt nhân sự khi đây được xem là đội hình “quá hai" của lứa cầu thủ này, quá trình chuẩn bị gặp nhiều khó khăn. Thành tích hạng 3, không phải là một điều gì đó quá khó chấp nhận, thậm chí ở đó còn báo hiệu những điềm lành.

Những Quang Hải, Văn Hậu, Đức Chinh hay thủ môn Bùi Tiến Dũng cũng từng để thua 1-6 rồi 2-5 trước U19 Thái Lan và Australia, thậm chí thành phần lứa cầu thủ năm đó đó không ít người vừa tham dự giải đấu trên đất Campuchia. Nhưng sau đó, với họ là World Cup U20 và...

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm