Trên trang chủ vào sáng 18/6, AFC đã phát đi thông điệp về việc dời địa điểm buổi Lễ bốc thăm vòng loại thứ 2 của World Cup 2022 – khu vực châu Á. Theo đó, các quan chức của nền bóng đá đông dân nhất Thế giới đã chọn Kualar Lumpur (Malaysia) thay vì Doha (Qatar) – quốc gia đăng cai VCK như kế hoạch ban đầu.
Việc thay đổi địa điểm tổ chức của buổi lễ là điều không quá bất ngờ. Bởi thủ đô của Malaysia là nơi đóng trụ sở làm việc chính của AFC và thường xuyên được chọn đề làm lễ bốc thăm các giải đấu trực thuộc AFC quản lý như Asian Cup, AFC Champions League, AFC Cup ... hay các giải đấu trẻ cấp châu lục khác.
Lễ bốc thăm chia bảng vòng loại thứ 2 của World Cup 2022, đồng thời là vòng loại Asian Cup 2023 được diễn ra vào lúc 16h00 ngày 17/7. Việc bốc thăm ngay tại trụ sở của AFC - vốn có nhiều kinh nghiệm tổ chức – nhằm đảm bảo tính công bằng trong những lá thăm đối với các đội tuyển tham dự. Được biết, buổi lễ sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh youtube của AFC để truyền bá rộng rãi đến người hâm mộ.
Với thứ hạng 96 của FIFA, ĐT Việt Nam xếp vào hạt giống số 2 tại vòng loại khu vực châu Á. Thầy trò HLV Park Hang-seo đang tràn trề cơ hội góp mặt ở đấu loại cuối cùng của sân chơi lớn nhất hành tinh, bên cạnh đoạt tấm vé góp mặt ở VCK Asian Cup 2023. Nhiều khả năng HLV Park Hang-seo và Phó chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn sẽ góp mặt ở buổi lễ tại Kular Lumpur.
40 đội tuyển châu Á góp mặt ở vòng loại thứ 2 của Wolrd Cup 2022 được chia làm 8 bảng đấu và thi đấu theo thể thức lượt đi, lượt về. Các trận đấu diễn ra từ ngày 5/9/2019 đến 9/6/2020 để chọn ra 2 đội tuyển nhất, nhì mỗi bảng góp mặt ở vòng loại thứ 3 và đồng thời, giành vé tham dự VCK Asian Cup 2023.
Ở khu vực châu Á có 4,5 suất tham dự VCK FIFA World Cup 2022.
Nhóm hạt giống bốc thăm vòng loại thứ 2 của World Cup 2022 - khu vực châu Á:
Nhóm 1: Iran (20), Nhật Bản (26), Hàn Quốc (37), Australia (41), Qatar (56), UAE (67), Saudi Arabia (72), Trung Quốc (73).
Nhóm 2: Iraq (76), Uzbekistan(82), Syria (85), Lebanon (86), Oman (86), Kyrgyzstan (95), Việt Nam (96), Jordan (98).
Nhóm 3: Palestine (100), Ấn Độ (100), Bahrain (111), Thái Lan (116), Tajikistan (120), Triều Tiên (121), Đài Loan (126), Philippines (127).
Nhóm 4: Turkmenistan (136), Myanmar (138), Hong Kong (141), Yemen (146), Afghanistan (149), Maldives (151), Kuwait (156), Malaysia (159).
Nhóm 5: Indonesia (160), Singapore (162), Nepal, Campuchia (169), Bangladesh (183), Mông Cổ (187), Guam (190), Ma Cau (182)/Sri Lanka (202).