Chuyện thương hiệu ĐTQG và chiếc áo fake

chủ nhật 13-11-2016 14:06:16 +07:00 0 bình luận
Trong hơn 1 tuần vừa qua, nhiều người hâm mộ đã không ngại bỏ tiền mua áo chính hãng của ĐTVN thay vì dùng hàng nhái như vẫn thường thấy nhiều năm trước.

Trong hơn 1 tuần vừa qua, nhiều người hâm mộ đã không ngại bỏ tiền mua áo chính hãng của ĐTVN thay vì dùng hàng nhái như vẫn thường thấy nhiều năm trước.

Trên fan page "Vietnam Football" với những thành viên là người hâm mộ bóng đá Việt Nam, một cuộc phát động CĐV mặc áo đấu chính hãng để cổ vũ ĐTVN đã thu hút nhiều sự chú ý. Chỉ trong thời gian ngắn, hơn 200 chiếc áo đã được đặt mua và được hãng Grand Sport chuyển trực tiếp về Việt Nam.

Mỗi chiếc áo khi về tới Việt Nam có giá 330.000 đồng cho phiên bản thi đấu và 220.000 cho phiên bản CĐV. Giá thành như vậy được coi là tương đối hợp lý. Trước đây, một số người cũng từng đặt mua tại Thái Lan theo diện nhỏ lẻ với giá vào khoảng 450.000 đồng/1chiếc (mức giá chính thức được Grand Sport niêm yết).

So với những chiếc áo nhái chỉ có giá trên dưới 100.000 đồng, giá của những chiếc áo chính hãng này vẫn được coi là khá cao. Tuy nhiên, điều đáng mừng là một bộ phận không nhỏ người hâm mộ đã quan tâm và khẳng định "nói không với hàng nhái".

Banner kêu gọi hưởng hứng phong trào sử dụng áo đấu chính hãng của fan page Vietnam Football.
Banner kêu gọi hưởng hứng phong trào sử dụng áo đấu chính hãng của fan page Vietnam Football.

Điểm lại trong hơn 10 năm qua, ĐTVN đã sử dụng áo đấu của 3 hãng thể thao: Lên ngôi AFF Cup 2008 với Lining, chỉ 1 năm sau sau đó bén duyên với thương hiệu Nike nhưng rồi thời điểm hiện tại lại đang sử dụng đồ thi đấu của Grand Sport.

Việc thay đổi chóng mặt như vậy là do đâu? Nhiều người cho rằng thời kỳ từ 2010 tới nay ĐTVN thường xuyên thi đấu bết bát và đó là nguyên nhân khiến "ông lớn" Nike sớm "chạy làng". Tuy nhiên, không thể phủ nhận hình ảnh những chiếc áo nhái xuất hiện tràn lan trên thị trường cũng đóng góp phần lớn và quyết định này của hãng thể thao hàng đầu thế giới.

Ở thời điểm ĐTVN dùng hàng của Nike, mọi người có thể mua một chiếc áo đấu với kiểu dáng y hệt với giá chỉ khoảng trên dưới 100.000 đồng, trong khi những chiếc áo chính hãng của loại này có giá hơn 1 triệu đồng rất hiếm khi xuất hiện trên các khán đài. Nói thể để thấy hãng thể thao này đã không thể "hưởng lợi" gì từ người hâm mộ Việt Nam.

Một trong những thói quen khác của người hâm mộ là sử dụng áo cờ đỏ sao vàng hoặc đơn giản là cứ áo màu đỏ cho "tông xoẹt tông" là được.

Phần đông người hâm mộ Việt Nam không có thói quen mặc áo thi đấu của ĐTQG khi đến sân cổ vũ đội nhà.
Phần đông người hâm mộ Việt Nam không có thói quen mặc áo thi đấu của ĐTQG khi đến sân cổ vũ đội nhà.

Trên Facebook, một fan người Myanmar đã từng đặt ra câu hỏi tại group có hơn 50.000 người tham gia mang tên "ASEAN Football Communty": "Tại sao CĐV Việt Nam thường không mặc áo đấu của đội tuyển để cổ vũ, thay vì những chiếc áo có màu đỏ?".

Thành viên này tỏ ra khá bất ngờ khi anh và nhiều CĐV Myanmar cũng như các nước khác như Lào, Thái Lan, Malaysia... thường chọn mặc áo đấu của đội tuyển nước đó mỗi khi đến sân cổ vũ đội nhà thi đấu. Anh cũng không quên chia sẻ rằng việc CĐV mặc áo đấu của ĐTQG chính là góp sức giúp đội bóng mình yêu hơn khi các nhà tài trợ "ăn nên làm ra" từ việc bán áo đấu cho người hâm mộ.

Lời của CĐV Myanmar nói trên không phải là vô lý. Các CLB lớn trên thế giới hàng năm vẫn luôn tính toán số lượng áo đấu được bán ra là bao nhiêu, thu lợi từ nguồn này là bao nhiêu và cân đối tới việc chiêu mộ những ngôi sao sáng giá về thi đấu.

Trong khi đó ĐTVN với nguồn lợi chính đáng từ chiếc áo đấu lại có vẻ như đang bị chính những người hâm mộ nước nhà phá hỏng bằng việc sử dụng hàng "fake".

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm