Phân tích chuyên sâu: Combo tấn công và combo phòng thủ

Khôi Nguyên
thứ hai 1-4-2019 6:00:00 +07:00 0 bình luận
Combo tấn công và combo phòng thủ, việc tưởng như khác nhau mà giống nhau, tưởng như giống nhau mà cũng lại khác nhau. Vậy giống thế nào và khác thế nào?

Mục đích của combo

Khi tung ra một combo, người ra đòn chủ yếu nhắm đến việc trúng khoảng từ 30-50% trong tổng số đòn đánh. Nói cách khác, combo vừa có tính tung hỏa mù vừa mang tính sát thương. Nhưng sử dụng combo trong phòng thủ và trong tấn công lại có điểm khác biệt then chốt. Tất cả những yếu tố tạo nên sự khác biệt chỉ đến từ đòn đánh đầu tiên của combo.

Combo tấn công

Hẳn những ai tập boxing đều từng nghe qua khái niệm "đòn giả" và "đòn thật". Thông thường, người HLV khi đưa bạn đến với bài combo đầu tiên sẽ luôn nhắn nhủ bạn rằng: "đòn giả trước, đòn thật sau". Lý do thật sự đơn giản, đòn đánh đầu tiên trong tấn công là đòn đánh rút ngắn cự ly và đòn dò đường.

Với trường hợp rút ngắn cự ly, đòn đầu tiên có tính tung hỏa mù để che giấu đòn thật đằng sau nó nhằm câu đủ thời gian và cự ly để đòn đánh thật đang chực chờ đằng sau có thể bay trúng đích. 

Phân tích chuyên sâu: Combo tấn công và combo phòng thủ

Jose Aldo sử dụng combo 1-2 trong tấn công với đòn đầu tiên dường như chỉ là đòn "phủi"

Tại khái niệm đòn giả trước, thật sau này, đòn đánh đầu tiên chỉ mang ý nghĩa làm phân tâm đối thủ hoặc kéo sự chú ý của đối thủ về hướng ta mong muốn để bản thân ta có thể dễ dàng rút ngắn cự ly cho cú đánh tiếp theo. Nó có thể là một đòn phủi, đó có thể là một pha gạt tay để lộ mặt,... nhưng cốt yếu, đòn đánh đầu tiên phải câu được đủ thời gian và phản ứng của đối thủ để người tấn công có thể nhập nội mà không bị phản kháng.

Wladimir Klitschko sử dụng combo 1-2 trong tấn công với đòn jab là đòn giả để rút ngắn cự ly cũng như mở ra khoảng trống cho tay sau

Trạng thái tấn công bằng combo thứ hai là trạng thái "ném đá dò đường", người võ sĩ sử dụng một cơ số đòn giả để chực chờ cơ hội cho ra đòn thật sau cùng. Tình huống này cũng gần tương tự với việc rút cự ly. Điểm khác biệt chỉ là những võ sĩ chọn chiến thuật "ném đá dò đường" thường sẽ tung một chuỗi dài đòn giả chờ đến khi đối thủ mất kiên nhẫn hoặc phản ứng sai, khi đó người tấn công mới chịu tung ra những cú đánh thật.

Phân tích chuyên sâu: Combo tấn công và combo phòng thủ

Phân tích chuyên sâu: Combo tấn công và combo phòng thủ

Phân tích chuyên sâu: Combo tấn công và combo phòng thủ

Vasyl Lomachenko với chiến thuật jab nhử liên tục tìm sơ hở

Combo trong phòng thủ

Trái ngược với combo tấn công, combo phòng thủ lại đi theo hướng đòn thật trước, đòn giả sau. Trong combo phòng thủ, đòn đánh đầu tiên lại là đòn quan trọng nhất vì bởi, nếu như bạn đánh trật đòn đầu tiên hoặc đòn đánh của bạn quá nhẹ, đối thủ sẽ thừa cơ mà tiếp tục dồn ép. Trước áp lực lớn như thế, bạn sẽ không thể sáng suốt, nhất là khi bạn đã mất thăng bằng sau đòn đánh đầu tiên.

Phân tích chuyên sâu: Combo tấn công và combo phòng thủ

Nếu đòn đánh đầu của combo phòng thủ không hiệu quả, bạn sẽ gặp rắc rối

Với những đối thủ chơi lối đánh dồn ép tạo áp lực, khả năng chịu đòn là thứ họ bắt buộc phải có và thường là yếu tố được họ sử dụng để chiếm thế thượng phong. Gennady Golovkin là một ví dụ điển hình. Chính vì chiếc cằm cứng đến lố bịch của anh, Golovkin trở thành kẻ bất khả chiến bại do áp lực quá lớn mà anh đổ dồn lên đối thủ. Hiện tại, do chưa ai có thể làm đau được Golovkin, do đó, anh vẫn là một trong những tay đấm tấn công nguy hiểm nhất boxing hiện tại.

Từ ví dụ của Gennady Golovkin, bạn có thể thấy rằng, nếu bạn không thể bẻ gãy nhịp tấn công của cỗ máy đấm trước mặt, bạn sẽ trở thành "nạn nhân" của chuỗi combo tấn công từ đối thủ. Đòn đánh đầu tiên của chuỗi combo phòng thủ nhằm vào việc bẻ gãy nhịp độ tấn công của đối thủ và mở ra cơ hội để bạn triển khai chuỗi combo phản công. Nói đúng hơn, để phòng thủ, bạn chỉ cần một đòn đánh chuẩn xác, mọi đòn đánh sau đòn đầu tiên đó đều đã trở thành đòn tấn công.

Phân tích chuyên sâu: Combo tấn công và combo phòng thủ

Nếu bạn không thể bẻ gãy nhịp tấn công của đối thủ, bạn sẽ trở thành con mồi cho đối thủ dồn ép

Bậc thầy của việc triển khai combo ngay trong lúc phòng thủ không ai khác chính là Manuel Marquez, huyền thoại người Mexico này chọn lối đánh phản công thay vì dồn ép áp lực như những tay đấm Mexico khác. Tuy vậy, dù Marquez mang tiếng là một counter puncher (võ sĩ chơi phản công), Marquez vẫn là người Mexico, dân tộc có khả năng đánh combo đã ăn vào máu.

Phân tích chuyên sâu: Combo tấn công và combo phòng thủ

Đòn đầu tiên phải chính xác để bẻ gãy nhịp tấn công của đối thủ, những đòn tiếp theo đó đã trở thành đòn phản công, không còn là đòn đánh phòng thủ

Kết luận:

Còn nếu bạn thắc mắc vì sao phải đánh combo thay vì đánh đòn lẻ để tiết kiệm sức lực thì đây là ví dụ điển hình của việc đang ở trong combo của đối thủ.

Phân tích chuyên sâu: Combo tấn công và combo phòng thủ

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm