Những mục tiêu hiệu quả nhất cho các đòn đánh Knock-out

chủ nhật 6-5-2018 18:56:53 +07:00 0 bình luận
Càng hiểu hơn về chức năng, cấu tạo cơ thể người, bạn càng dễ tấn công và có được một cú Knockout hoàn chỉnh. Vậy, đâu là những mục tiêu hiệu quả nhất làm nên cú Knockout?

Knockout không phải là một môn khoa học cần phải có công thức cụ thể, knockout là một nghệ thuật. Nghệ thuật canh thời gian trong chớp mắt, nghê thuật tung ra những đòn đánh liên hoàn, nghệ thuật ra đòn từ những góc đánh hiểm, và còn rất nhiều những yếu tố khác tạo nên một cú Knockout hoàn hảo.

Những mục tiêu hiệu quả nhất cho các đòn đánh Knock-out  - Ảnh 1.

Knockout luôn là điểm sáng của mỗi trận đấu


Có những đối thủ lì lợm hơn những đối thủ khác. Có thể một ngày bạn vô tình vung nắm đấm sượt mũi ai đó và lập tức người ta bất tỉnh nhân sự. Nhưng cũng có ngày bạn dùng hết sức bình sinh để đấm chính xác vào hàm của đối thủ, nhưng hắn vẫn chỉ nhìn bạn mà cười.

Dù vậy, những cú Knockout không mấy khi mang tính may rủi. Càng hiểu hơn về chức năng, cấu tạo con người, bạn càng dễ có được một cú KO hoàn chỉnh. Dưới đây, webthethao sẽ chỉ ra những mục tiêu hiệu quả nhất để dùng cho cả tự vệ và thi đấu.

Điểm đánh 1: Hàm, cằm

Với những kết nối cơ học giữa xương hàm và hộp sọ, một cú đánh vào hàm sẽ khiến phần não bộ phía sau, bao gồm cả tiểu não, va đập vào hộp sọ.

Những mục tiêu hiệu quả nhất cho các đòn đánh Knock-out  - Ảnh 2.

Vitor Belfort gục ngay sau đòn đá trúng cằm từ Anderson Silva


Tiểu não là vùng não chỉ huy trương lực cơ, giữ thăng bằng cho cơ thể, do đó khi dính đấm, đối thủ sẽ choáng váng, chân nam đá chân chiêu, và nghiêm trọng hơn nữa là ngất xỉu.

Hơn thế nữa, bởi vì đây là vùng mục tiêu rộng nhất trên cả gương mặt, phần hàm và cằm là nơi dễ thực hiện một cú Knockout nhất. Đây là một điểm đánh rất lớn và rất dễ đánh trúng so với các điểm đánh khác với tác dụng tương tự.

Những mục tiêu hiệu quả nhất cho các đòn đánh Knock-out  - Ảnh 3.

Vùng hàm là vùng mục tiêu rộng nhất trên cả gương mặt


Những đòn đánh dễ ghi Knockout ở hàm và cằm:

•    Toàn bộ 6 đòn đấm của Boxing: chọc jab, thẳng cross, móc trái/phải (hook), móc hàm trái/phải (uppercut).

•    Đòn overhand

•    Đá vòng cầu

•    Các đòn gối, chỏ

Điểm đánh 2: Thái dương

Là điểm đánh nhỏ hơn hàm, nhưng hiệu quả của một đòn đánh vào vùng thái dương cũng không kém cạnh gì.

Những mục tiêu hiệu quả nhất cho các đòn đánh Knock-out  - Ảnh 4.

Phạm vi của các đòn đánh vào vùng thái dương


Về cơ bản, đòn đánh vào Thái dương cũng gây va đập não như đòn đánh vào cằm, có khác là cú đấm vào vùng thái dương - mang tai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh tai trong và tiền đình, khiến đối thủ dù tỉnh táo nhưng cơ thể vẫn sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng và ngã xuống.

Video Kevin Lee lảo đảo khi trúng cú đá vào thái dương từ Edson Barboza:

Những đòn đánh dễ ghi Knockout ở vùng thái dương:

•    Đòn đấm móc (hook)

•    Đòn overhand

•    Đá vòng cầu

•    Đá gót

•    Giã gạo, đóng đinh (Ground and Pound) khi đang nằm sàn

Điểm đánh 3: Bên hông cổ

Vùng cổ là một vị trí mềm không có xương bảo vệ, chỉ có đốt sống yếu. Đường động mạch duy nhất dẫn máu và oxy đi từ tim lên não đi qua đây.

Một đòn đánh đủ mạnh sẽ kích thích xoang cảnh - nơi não bộ dùng để đo áp suất máu, khiến não tưởng rằng huyết áp đang tăng vọt và não sẽ "đứng máy" để hoàn thành cơ chế tự bảo vệ động mạch.

Những mục tiêu hiệu quả nhất cho các đòn đánh Knock-out  - Ảnh 5.

Vị trí knockout bên hông cổ


Những đòn đánh dễ ghi Knockout ở bên hông cổ:

•    Đòn đấm móc

•    Đòn overhand

•    Đá vòng cầu

•    Đá gót

•    Đòn đánh bằng cẳng tay.

Đây là vị trí ít được chú ý nhất trong tự vệ, bởi bản năng chiến đấu tự nhiên của con người là nhằm thẳng mặt mà đấm. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng tấn công vào vùng cạnh cổ rất dễ tạo nên một đòn đánh Knockout.

Tại UFC, cựu vô địch Bantamweight nữ Ronda Rousey đã rơi vào tình trạng nguy hiểm khi phải lãnh một cú đá vòng cầu vào ngay cổ từ Holly Holm. Ronda cho biết cảm giác đau đớn kinh khủng đó vẫn kéo dài cho đến gần một tháng sau trận đấu.

Những mục tiêu hiệu quả nhất cho các đòn đánh Knock-out  - Ảnh 6.

Holly Holm hạ KO Ronda Rousey bằng một cú đá vào cổ


Điểm đánh 4: Lá gan

Phần lớn gan được xương sườn che chắn, nhưng từ vùng chấn thủy kéo dài tới dưới sườn phải, lá gan lại hoàn toàn không có một sự bảo hộ nào. Một cú đánh vào lá gan sẽ gây ra cơn đau khủng khiếp: kể cả khi ý chí có chịu đựng được cơn đau thì cơ thể vẫn sẽ tự ngã xuống.

Video vì sao đòn đánh vào vùng gan có thể khiến bạn gục ngay lập tức:

Nguyên nhân khiến võ sĩ dễ bị Knockout khi bị đánh vào gan hoặc các nội tạng khác là vì chúng là những bộ phận mềm có khả năng co bóp. Khi bị tác động, những bộ phận này sẽ co bóp mạnh làm thay đổi áp suất đột ngột trong mạch máu. Để có thể điều chỉnh cân bằng, cơ thể buộc phải ngừng các hoạt động khác để tập trung việc điều tiết lại áp suất mạch máu.

Những mục tiêu hiệu quả nhất cho các đòn đánh Knock-out  - Ảnh 7.

Vị trí của những đòn đánh vào vùng gan (khoanh vòng tròn đen)


Những đòn đánh dễ ghi Knockout ở lá gan:

•    Đòn đấm móc

•    Đòn đấm uppercut

•    Đá vòng cầu, lên gối

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm