1. Ghét tên thật của mình
Tên khai sinh của Muahammad Ali là Cassius Marcellus Clay Jr.. Người cha đã đặt tên này cho ông dựa trên cảm hứng từ tên của một nhà chính trị và người theo chủ nghĩa bãi nô thế kỷ 19, Cassius Marcellus Clay. Cho đến khi cải theo Đạo hồi vào năm 1964, Cassius Clay Jr. đã đổi tên thành Cassius X, trước khi giáo chủ Elijah Muhammad đặt tên là Muhammad Ali vào tháng 3/1964. Kể từ đó, Ali đã từ chối tất cả những ai gọi ông với cái tên Cassius Clay.
“Cassius Clay là tên của một nô lệ. Và đó không phải là cái tên tôi chọn. Tôi là Muhammad Ali, một cái tên của sự tự do, mà trong đó nó bao gồm cả niềm tin yêu đối với Chúa trời. Tôi muốn khẳng định điều đó với những ai đang muốn gọi tên tôi hay muốn nói về tôi”, Muhammad Ali cho biết.
2. Thành công khởi nguồn từ … chiếc xe đạp bị đánh cắp
Vào một buổi chiều tháng 10/1954, cậu bé 12 tuổi Cassius Clay bị lấy trộm chiếc xe đạp yêu quý của mình. Cảm thấy bực bội, Cassius Clay liền đến ngay đồn cảnh sát ở thị trấn Louisville để trình báo. Sau khi nghe xong nỗi bức xúc của cậu bé, viên cảnh sát Joe Martin, người đồng thời là một HLV Boxing, đã khuyên cậu bé nên theo học quyền Anh ở trung tâm của ông để trang bị những ngón đòn tự vệ.
Sau 6 tuần tập luyện của ông Joe Martin, Cassius Clay đã giành được chiến thắng đầu tiên trên võ đài. Sau nhiều năm trôi qua, chàng trai trẻ Cassius Clay không ngừng cho thấy tài năng xuất chúng của mình. Dù mới chỉ là cậu học sinh cấp 3, Cassius Clay trở thành võ sỹ quyền Anh xuất sắc nhất ở Kentucky với 6 danh hiệu Đôi Găng Vàng Kentucky (Kentucky Golden Gloves), 2 chức vô địch quốc gia và 100 chiến thắng trên mọi đấu trường. Đến năm 18 tuổi, Cassius Clay đã chính thức thi đấu Boxing chuyên nghiệp sau khi giành được HCV ở hạng cân Light Heavyweight tại Olympic 1960.
3. Bị cấm thi đấu 3 năm vì từ chối tham gia chiến tranh tại Việt Nam
Sau khi thoát được cuộc tuyển chọn của quân đội Mỹ vào năm 1964, Muhammad Ali nằm trong top ưu tiên phải nhập ngũ 2 năm sau đó. Tuy nhiên, Ali đã từ chối phục vụ quân đội Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam với lý do “Chiến tranh chính là chống lại lời dạy của Holy Qur’an”.
“Tại sao tôi phải đi 10.000 dặm để thả bom lên đầu những người Việt Nam vô tội trong khi những người da đen ở Mỹ vẫn còn bị đối xử tệ bạc?", Muhammad Ali giải thích về hành động bất hợp tác với quân Mỹ.
Ngày 28/4/1978, Ali giăng khẩu hiệu bất hợp tác ngay tại nơi tuyển quân. Đến ngày 20/6/1978, Ali bị kết án bồi thường 100.000 USD và 5 năm tù giam, đồng thời tay đấm này cũng mất bằng thi đấu và danh hiệu. Đến năm 1971, Tòa án tối cao tại New York đã đưa ra quyết định để cho Muhammad Ali thi đấu trở lại sau khi ông nộp đủ tiền bồi thường.
4. Chưa từng từ chối ký tặng với bất kỳ ai
Ngay từ khi còn nhỏ, Muhammad Ali đã rất đam mê quyền Anh và thần tượng lớn nhất thời đó của ông là tay đấm Sugar Ray Robinson. Trong một dịp được gặp gỡ thần tượng của mình, Ali đã bày tỏ nguyện vọng muốn xin chữ ký tay đấm huyền thoại trên. Tuy nhiên, tất cả những gì Ali nhận được chỉ là câu nói “Xin lỗi, tôi không rảnh nhé!”. Nỗi đau đó đã theo Muhammad Ali cho đến khi ông trở thành một tay đấm nổi tiếng. Do vậy, ông chưa từng từ chối bất kỳ lời yêu cầu ký tặng nào từ những hậm mộ dù ở thời điểm đỉnh cao phong độ hay đã sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp.
“Bạn sẽ không bao giờ thấy được một VĐV nào thân thiện như Ali. Anh ấy không chỉ là một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu trên võ đài, mà còn là một nhân cách lớn trong cuộc sống”, David Miller, một người bạn đồng thời là một chuyên gia nghiên cứu về Muhammad Ali chia sẻ.
5. Từng có album ca nhạc riêng
Vào năm 1963, chàng trai 21 tuổi Cassius Clay từng thu âm ca khúc bất hủ “Stand By Me” của danh Ben E. King. Sau khi được hãng sản xuất Columbia Records tung ra thị trường vào năm 1964, bản thu âm của tay đấm này đã trở thành một bản hit và đứng ở vị trí 102 trên BXH các ca khúc đình đám nhất ở Mỹ thời điểm đó. “Stand By Me” là một single nằm trong Album I am the Greatest của Cassius Clay được Columbia Records xuất bản không lâu sau đó.