Trước khi Michael Jordan trở thành cầu thủ bóng rổ lừng danh và trước khi Mike Tyson có thể tung cú đấm đầu tiên, thế giới đã có một huyền thoại thể thao mang tên Muhammad Ali .
Ali đã đạt 3 đai vô địch trong sự nghiệp cùng với huy chương vàng Olympic, thù lao ông kiếm được trong suốt sự nghiệp là 60 triệu USD. Con số này không chỉ ảnh hưởng đến ngành kinh tế thể thao mà còn tác động mạnh đến thu nhập của các vận động viên thể thao thời bấy giờ. Khi ông mất vào năm 2016 ở tuổi 74, Ali đã sở hữu khối tài sản sấp xỉ 80 triệu USD, theo ước tính của Forbes.
Nhưng đối với 9 người con ở nhà, huyền thoại Ali chỉ đơn giản là bố.
Ngày 19 tháng 12 năm 1978: Muhammad Ali cùng còn gái Laila (9 tháng tuổi) và Hanna (2 tuổi)
Laila Ali, người con thứ 8 của Muhammad Ali giờ đã 41 tuổi, cô đã lập gia đình và đã từng là nhà vô địch quyền Anh thế giới như bố cô.
Dù Muhammad Ali không đưa nhiều lời khuyên cho Laila, cô cho rằng cô học được rất nhiều từ sự thành công của bố. Sau đây là 3 bài học cô tích lũy được từ Muhammad Ali.
Cựu võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp Laila Ali.
Bạn phải theo đuổi đam mê
Dù Muhammad Ali không phải là lí do Laila theo nghiệp võ sĩ, ông đã cho cô thấy rằng theo đuổi điều mà bản thân cảm thấy thoải mái là quan trọng nhất.
“Một điều mà tôi học từ bố khi còn nhỏ là bạn phải tìm được đam mê và theo đuổi đến cùng” Laila cho biết
Laila đã từng là thợ làm nail, tuy nhiên khi cô chứng kiến một trận quyền Anh nữ trên TV, đam mê trong cô đã trổi dậy.
“Ý tôi là khi tôi nhìn thấy họ bước lên sàn mệt mỏi và đẫm máu, tôi chỉ suy nghĩ “Tôi hợp với điều đó, tôi muốn làm điều đó”” Laila tâm sự.
Cách để trở thành một nhà vô địch
Laila cũng đã nhận ra từ thành công của bố rằng mọi thứ bản thân theo đuổi - dù có đam mê hay không - đều sẽ là một thử thách, nên hãy đón nhận điều đó.
“Bạn phải cống hiến và kiên định vì rất nhiều người nói họ muốn được thế này thế kia nhưng không chịu cố gắng” Laila bộc bạch.
Chính Ali đã khuyên Laila rằng boxing không dành cho phụ nữ, ông nói “Con sẽ làm gì khi con bị gục trên sàn và cả thế giới đang nhìn con?” Laila đã trả lời. “Con sẽ như bố và đứng dậy”.
Dù không hài lòng với quyết định của con, Ali vẫn có mặt tại mọi trận đấu của Laila cho tới khi cô giải nghệ vào năm 2007 với thành tích 24-0 cùng với 4 chiếc đai vô địch (WIBA, WBC, IWBF và IBA) và vinh dự trở thành võ sĩ nữ đầu tiên đứng tên sự kiện Pay-Per-View.
Muhammad Ali và con gái Laila Ali
“Thất bại là điều không thể trách khỏi, nhưng bạn phải học cách vượt qua điều đó và mỗi bước lùi đều là một bài học mới.”
“Vô địch mà dễ thì cả thế giới ai cũng vô địch”
Điều thực sự quan trọng trong đời sống
Ali sinh ra vào năm 1942 trong một gia đình tầng lớp trung lưu ở Louisville, Kentucky. Vì có gốc gác giản dị, kinh doanh chưa bao giờ là sở trường của Ali, theo lời Laila cho biết.
“Khi những người chưa từng sở hữu số tiền lớn bỗng dưng giàu có, điều quan trọng nhất phải biết là chi thuế như thế nào, trả công cho người khác như thế nào, đầu tư như thế nào” cô nói thêm.
Vì thế dù Ali không phải là một doanh nhân giỏi, ông đã dạy con gái điều quan trọng nhất về tiền: “Có bao nhiêu tiền không quan trọng, điều cần quan tâm là làm sao cho thế giới tốt đẹp hơn”.
Nhận được sự cảm hứng từ bố, Laila khẳng định rằng những tổ chức tài trợ bố cô lập nên là món quà tuyệt vời nhất cô từng nhận.