Sự ra đời đầy của PVF đầy ý nghĩa và cũng không kém phần lý tưởng với những mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Hành trình 10 năm qua của họ thật sự rất đang khâm phục và cho chúng ta nhiều căn cơ để có thể đặt niềm tin. Trong giai đoạn 7 năm, từ 2010 đến 2017, chứng kiến 7 lần trung tâm này giành ngôi Á quân và 17 lần lên ngôi vô địch ở các giải trẻ thuộc hệ thống giải VĐQG.
Đáng nhớ nhất phải kể đến chiến dịch U17 Quốc gia năm 2015, nơi ghi nhận một sức mạnh tuyệt đối của PVF với cách “xưng vương” chưa từng có trong lịch sử các giải đấu trẻ ở Việt Nam. Với 74 bàn thắng, 0 bàn thua, U17 PVF còn “cuỗm” luôn tất cả các danh hiệu cá nhân gồm: đồng vua phá lưới, thủ môn xuất sắc nhất và cầu thủ xuất sắc nhất, mà tiền vệ Bùi Tiến Dụng người đang tập trung cùng U23 Việt Nam đã là người ẵm giải thưởng đó. Trong thành phần 37 tuyển thủ được HLV Park Hang-seo ban đầu triệu tập cho vòng loại U23 Châu Á 2020, có đến 10 cầu thủ trường thành từ PVF.
Không chỉ dừng lại ở đó, với việc các lứa, U thường xuyên được tập huấn và thi đấu ở các giải quốc tế từ Á đến Âu, kinh qua các giải đấu trên đất Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc,… các đội bóng của họ đã 5 lần lên ngôi cùng 3 lần về nhì.
Đó vẫn chưa là gì nếu kể đến những đóng góp cho bóng đá Việt Nam của một lò đào tạo có tuổi đời còn khá non trẻ này. PVF đóng góp 6 cầu thủ trong thành tích vô địch U16 ĐNÁ của thầy trò Vũ Hồng Việt năm 2017.
Họ cũng có 6 cái tên khác góp mặt trong thành phần U19 Việt Nam lọt vào đến bán kết U19 Châu Á, qua đó giúp bóng đá 11 người ở Việt Nam lần đầu đặt chân đến sân chơi World Cup, tại VCK U20 Thế giới năm 2017 ở Hàn Quốc.
Chiến tích đáng nhớ tại Thường Châu hồi đầu năm ngoái cũng mang dấu ấn đào tạo trẻ của PVF khi có 3 cầu thủ thuộc thành phần U23 Việt Nam giành ngôi Á quân trên đất Trung Quốc. Phải nhấn mạnh rằng, những cầu thủ thuộc thành phần PVF đã góp mặt trong những cột mốc lịch sử đó của bóng đá Việt Nam đã trưởng thành trong một điều kiện không phải là tốt nhất như thời điểm hiện tại mà PVF sở hữu.
Bởi khi đó họ vẫn tập luyện tại Trung tâm thể thao Thành Long (Tp.HCM). Và cho đến tháng 11/2017, VPF mới dời trụ sở về Hưng Yên. Nơi được đánh giá là hiện đại mà rất hiếm trung tâm nào khác ở Châu Á có thể sánh bằng.
“Đại bản doanh” mới có tổng diện tích gần 22 hecta, gồm tổng cộng 7 sân, trong đó sân thi đấu chính có sức chứa 3.600 chỗ. Cùng 6 sân tập kích thước tiêu chuẩn 11v11 được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, với mặt cỏ được chứng nhận FIFA Quality Pro. Bên cạnh hệ thống sân đấu lẫn tập hiện đại, PVF còn trang bị hệ thống phòng tập giả lập 360s và thiết bị PlayerTek theo dõi hiệu suất thi đấu của cầu thủ. Cùng tổ hợp khoa học thể thao và chăm sóc sức khỏe chuyên biệt, hệ thống kí túc xá tiện nghi,…
Sự hoành tráng và chuyên nghiệp của PVF không chỉ dừng lại ở điều kiện cơ sở vật chất mà huyền thoại Ryan Gigss của M.U (Giám đốc bóng đá của PVF) đánh giá là ngang bằng, thậm chí có những khía cạnh còn tốt hơn trung tâm Carrington của Man Utd.
Không hề kém cạnh là công tác tuyển trạch, chế độ dinh dưỡng cho từng cầu thủ và đặc biệt là đội ngũ nhân sự chất lượng và hùng hậu ở PVF. Trưởng ban huấn luyện không phải ai xa lạ mà chính là Hoàng Anh Tuấn, nhà cầm quân đưa bóng đá 11 người của Việt Nam lần đầu góp mặt ở đấu trường thế giới. Ông cũng là HLV đầu tiên và duy nhất ở nước ta nhận bằng huấn luyện Chuyên nghiệp (Pro License).
Bằng tầm nhìn của một chiến lược gia có tài năng đã được chứng thực bằng thành tích lẫn học vị. Năm 2015, HLV Hoàng Anh Tuấn nhận thấy rằng bóng đá Việt Nam thiếu vắng vai trò của các giám đốc kỹ thuật (GĐKT), những người sẽ hoạch định chiến lược, xây dựng triết lý, lối chơi phù hợp với con người Việt Nam. Bởi có như thế mới có thể cụ thể hóa cho khát vọng góp mặt ở World Cup.
Một năm sau đó, GĐKT Gede đến Việt Nam và chúng ta góp mặt ở World Cup U20. Nhưng một mình Gede là không đủ cho tham vọng của PVF. Giờ đây, họ đã mời về một chuyên gia có biệt danh là “Phù thủy trắng” và vị GĐKT hứa hẹn sẽ đủ sức “hóa phép” cho giấc mơ World Cup trở thành hiện thực với bóng đá Việt Nam!
(Còn tiếp)