Muốn hiểu rõ hơn về phương pháp phục hồi, vật lý trị liệu này, Webthethao đã liên hệ với anh Nguyễn Trọng Thủy, bác sỹ của FLC Thanh Hóa và các ĐTQG để được tư vấn và chia sẻ.
“Phương pháp hồi phục cho các VĐV thì thật ra có nhiều phương pháp, trong đó có vật lý. Trong phương pháp hồi phục vật lý trị liệu, thì có phương pháp ngâm đá, hoặc ngâm nước nóng. Cơ chế tác dụng của nó thì sau khi hoạt động ở cường độ cao, cơ thể của chúng ta trong hữu cơ sinh ra rất nhiều nhiệt và các chất chuyển hóa trung gian, từ axit lactic đến các chất khác, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, co cứng cơ…
Phương pháp ngâm đá làm hạ nhiệt cho hữu cơ, để đưa về nhiệt độ thích hợp nhất để tiếp tục hoạt động. Sau khi tập luyện, vận động thì nhiệt độ trong cơ thể chúng ta có thể lên đến 39-40 độ. Đó là vấn đề hạ nhiệt còn theo vật lý thì lực đẩy acximet khi cơ thể chúng ta ngồi vào ngâm trong nước đá sẽ có một lực co bóp lại ngược chiều với cơ thể. Từ đó thì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống một chút và từ đó, những máu tồn dư của chúng ta sẽ ở tế bào sẽ được đẩy ra nhanh hơn. Về nhiệt như chúng ta biết rồi, nóng nở ra còn lạnh thì co lại”.
“Ngâm nhiệt độ nước đá sẽ dao động từ 10-15 độ, tùy sức chịu đựng và nhiệt độ của môi trường thì mình sẽ chọn mức nhiệt thích hợn từ khoảng 12-15 độ. Khi nhiệt độ thấp xuống thì mạch sẽ co lại, đẩy tất cả các máu cũ ở các mao mạch ngoại biên cũng như tại các tế bào. Cũng tùy sự thích nghi của từng người nhưng để đạt hiệu quả thì chúng ta ngâm từ trong 5-10 phút. Và thời gian trung bình sẽ ngâm trong khoảng 6-8 phút, có thể đến 9 phút rưỡi chứ không bao giờ lên được trên quá 10 phút được”.
“Thực ra phương pháp ngâm đá này có từ rất lâu rồi. Tôi bắt đầu áp dụng phương pháp ngâm đá hồi phục này từ bắt đầu năm 2011. Đó là bắt nguồn từ một lần tôi mượn được của bố tôi một cuốn sách. Nó là cuốn sách mà bố tôi học, được xuất bản từ năm 1980. Đây thực tế là phương pháp của Nga. Ban đầu không có dụng cụ để ngâm thì người ta tắm bằng nước băng để hồi phục trong thể thao. Để vận dụng thì chúng tôi ngâm bằng phao, hoặc có những nơi có bể sục thì chúng ta cho đá vào. Thực tế tôi đi nhiều nước ở Qatar, UAE hay gần nhất là Nhật Bản thì họ cũng ngâm như mình thôi. Họ cũng có cái bể và được làm lạnh tương tự. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì mình cơ động hơn để di chuyển nên chúng tôi dùng bể phao. Và bên họ cũng ngâm như mình thôi, về nhiệt độ thì không khác gì cả”.
“Hiện tại ở Thanh Hóa bây giờ thì tôi cho các cầu thủ ngâm thường xuyên sau tất cả các buổi tập. Bởi sau khi tập luyện xong thì cơ thể nóng lên, căng cơ, chúng ta cần ngâm hồi phục để cho đào thải các chất chuyển hóa trung gian để cơ thể được hồi phục tốt hơn”.