Trong bài viết với nhan đề “Nông dân và bóng đá: Phụ nữ Việt Nam ghi bàn ấn tượng trên sân”, hãng thông tấn AFP lột tả chân thực vẻ đẹp của những phụ nữ miền Tây Bắc đá bóng trong trang phục truyền thống.
Bài viết nhấn mạnh: Đôi chân căng cứng sau những ngày dài trên ruộng bậc thang ở miền Bắc Việt Nam, nhiều nữ nông dân mặc váy quấn khăn sặc sỡ tập trung trên sân sỏi để chơi bóng đá.
Các đội toàn nữ của xã Húc Động, một bản miền núi cách biên giới Trung Quốc chỉ 40km, có ít thời gian luyện tập và có thể phải nghỉ thi đấu hàng tháng trời khi lúc mùa màng. Nhưng, những người phụ nữ dân tộc thiểu số Sán Chỉ khiến tất cả phải thán phục bởi sự cuồng nhiệt về bóng đá.
Kể từ năm 2016, họ thường xuyên xuất hiện trên báo chí và các phương tiện truyền thông. Nhưng họ không phải là câu chuyện thành công duy nhất của bóng đá nữ Việt Nam, mà ĐTQG nước này cũng nhiều lần vô địch giải Đông Nam Á”.
Sau lời giới thiệu, AFP đi sâu vào khắc họa cuộc sống, con đường đến với bóng đá của những người phụ nữ đặc biệt này. “Cố gắng đón đường chuyền của đồng đội, tiền đạo May Thị Kim đã va chạm với đối thủ khi cô đang cố gắng ghi bàn ở sân vận động trên đỉnh đồi đầy sỏi, nhìn ra là thung lũng đầy lúa và tre.
Đội bóng của cô đến từ làng Mộ Tức sẽ đối đầu với những người bạn từ nước láng giềng Lục Ngư trong một sự kiện thể thao nằm trong lễ hội Sồng Cô truyền thống. Khi cầu thủ rê bóng đến gần cột khung thành, ngoài sân, các khán giả, bao gồm chồng, con của họ hay khách du lịch cổ vũ nhiệt tình.
“Tôi thường xem bóng đá trên tivi”, cô Kim, 29 tuổi hồi thưởng về những ngày đầu của đội vào 5 năm trước. “Tôi đã nói với đoàn thanh niên rằng họ phải để phụ nữ chúng tôi chơi bóng."
Kim và các cầu thủ ở xã Húc Động, 14 người trong cả hai đội, thi đấu trong trang phục váy đen, áo sơ mi xanh dài tay và băng đô. Đó là trang phục truyền thống của họ từ bao đời nay.
"Không có gì khác biệt khi chơi bóng trong trang phục truyền thống hay trang phục thể thao", Kim nói với AFP trước trận đấu. La Thị Thảo, 15 tuổi, thi đấu ở vị trí tiền vệ nói thêm: Tôi cảm thấy thoải mái hơn khi mặc quần đùi và áo phông thông thường, nhưng rất vui khi được khoe trang phục của cộng đồng nhỏ bé của mình, chỉ có hơn 2.000 người. Điều này giúp "mọi người, bao gồm cả khách du lịch, hiểu chúng tôi hơn", cô nói.
Tất cả cầu thủ nữ ở Húc Động, bao gồm cả Kim, đều kiếm sống bằng nghề cày cuốc trên ruộng bậc thang và trong rừng, nơi họ trồng quế, hồi và thông. Mỗi ngày, họ phải leo cả hàng chục ngàn bước qua những ngọn đồi, những con suối đá.
Nhưng, dù mạnh mẽ, họ không có được sự nhanh nhẹn về thể chất, một trong những yếu tố quan trọng khi tham gia bóng đá. “Khi mới bắt đầu thi đấu, chúng tôi thường bị tổn thương ở các cơ”, Kim nói và cho biết, cô có ít thời gian tập luyện vì áp lực đồng áng và gia đình.
May A Cang, HLV của đội chăm chỉ cải thiện thể chất, bằng cách yêu cầu các cầu thủ nữ chạy thường xuyên để tăng cơ bắp. Thời điểm đầu, đây là công việc khó khăn. Họ phải ngâm chân trong nước muối ấm, lá thuốc để giảm đau. Dần dần, cơ thể của họ thích nghi với việc tập luyện.
Cang cũng thừa nhận, ngay cả thời điểm đầu, anh cũng do dự khi vợ anh muốn gia nhập đội. “Tôi sợ cô ấy có thể bị thương ở chân và không thể làm việc sau khi ra sân. Nhưng cô ấy nói với tôi, cô ấy sẽ tập luyện và thi đấu đúng cách”, Cang nói.
Những người phụ nữ ở Húc Động tin rằng, họ đập tan những nghi ngờ trước đây về phụ nữ chơi bóng và giờ truyền niềm đam mê đó cho con gái họ. "Ngay cả khi đau đớn, chúng tôi có thể chấp nhận vì đó là tình yêu bóng đá của chúng tôi", Kim nói.