Lăng kính Phạm Văn Quyến: SLNA-Nạn nhân của đồng tiền

thứ ba 24-11-2015 13:01:42 +07:00 0 bình luận
SLNA không phải “hộ nghèo” ở V.League, họ luôn luôn nằm trong nhóm trung bình khá về tài chính. Tuy nhiên, do sở hữu nhiều “mỏ vàng” trong tay nên họ bị các đội chơi trên tiền để đào mỏ…

Có thể nhiều người đang nghĩ SLNA không còn đủ tiền để nuôi cả hệ thống nên đành phải bán đi những ngôi sao đang lên của mình nhưng với tôi thì đây không phải mấu chốt của vấn đề. Từng sinh ra và lớn lên trong môi trường này, tôi rất hiểu cái thế của SLNA khi cứ bị chảy máu nhân tài.

Bóng đá chuyên nghiệp quan trọng là tiền và phải có tiền để sống và phát triển. Có thời điểm nhiều thế hệ chơi bóng không phải vì yếu tố tài chính nhưng khi đã phát triển cả một hệ thống như hiện tại thì chỉ có tiền và tiền mới giúp bóng đá chuyên nghiệp tồn tại được.

Gần như mỗi năm SLNA đều trình làng một số gương chất lượng nhưng họ cũng chỉ có thể cống hiến cho CLB được một thời gian khi kết thúc thời hạn đào tạo trẻ. Vì sao họ ra đi? Đơn giản là vì cần môi trường, một đội bóng để phát triển nghề và hơn nữa họ cần được trả công xứng đá với những “bản hợp đồng cuộc đời” để có thể sống với cái nghề.

Đặt những trường hợp đã ra đi như Trọng Hoàng, Công Vinh, Văn Bình, Hoàng Thịnh, Quang Tình... ra thì phần lớn đều có lý do tài chính. Theo tôi hiểu thì họ chưa bao giờ muốn đặt SLNA vào tình thế khó xử, nghĩa là luôn chịu thiệt về phần mình để ở lại với đội bóng. Với đội bóng, họ cũng không muốn cầu thủ phải chịu thiệt khi ở lại.

Vì thế đã có những mức giá được cho là hợp lý và vừa phải đưa thương thảo nhưng cuối cùng họ đều có một quan điểm chung, nếu không ngồi lại được với nhau thì không nên để các bên phải thiệt thòi. Ai có thể đi và tìm được tương lai, SLNA sẽ không giữ bằng mọi giá. Đó là tính nhân văn đang tồn tại ở đội bóng xứ Nghệ.

Họ hiểu và trân trọng quan điểm cá nhân. Bởi trong bối cảnh nếu đáp ứng đúng nhu cầu và thực tế thì SLNA không thể, khi những lời mời chào của các đội bóng “lắm tiền nhiều của” lại luôn bên tai.

Nếu xét đúng với mức giá thị trường và SLNA không bị các đội khác “chơi trên tiền”, tôi nghĩ sẽ không có những cuộc ra đi ồ ạt. Cái khó của SLNA, họ chỉ có thể đáp ứng đúng với giá trị thực tế chứ không thể chạy theo những con số ảo, nơi những đội bóng muốn làm thương hiệu và tiêu tiền theo cách riêng của mình để có được những mục đích khác nhau.

Nếu nhìn sự việc “chạy máu” nhân sự ở SLNA, không phải vì nghèo. Họ có tài chính, có kế hoạch từ đầu để giữ chân các cầu thủ mình nhưng bất lực, vì SLNA chính là nạn nhân của việc phá giá thì trường của nhiều đội bóng muốn vung tiền làm bóng. 

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm