Lăng kính Văn Quyến: Bắt cầu thủ... “bắt bài” thầy

thứ hai 11-1-2016 22:30:35 +07:00 0 bình luận
Xoay tua, thử nghiệm và liên tục thay đổi con người trong cách chơi bóng từ tập, giao hữu đến giải chính thức. Tôi nghĩ HLV Miura đang làm chính các học trò của mình hoang mang, chứ chưa nói đến đối thủ.

Cũng như nhiều ý kiến từng góp ý, tôi đồng ý với quan điểm một đội bóng muốn thành công thì đầu tiên cần phải có sự ổn định về mặt nhân sự và lối chơi. Sự ổn định trước, trong mỗi giải đấu là yếu tố mang tính quyết định, đó là nguyên tắc chuyên môn của bóng đá.

Nếu là giải đấu đường dài như V.League, sân chơi Cúp hay AFC thì việc thay đổi nhân sự hoặc điều chỉnh con người là điều dễ hiểu và cần thiết, khi nó dựa trên những tính toán phù hợp, tất nhiên trong điều kiện đội bóng phải có nhân sự đồng đều, từ cầu thủ đá chính cho đến dự bị.

 Lăng kính Văn Quyến: Bắt cầu thủ...  “bắt bài” thầy

Từ Asiad, VL U.23 châu Á, SEA Games đến AFF Cup hay VL World Cup, bất kỳ giải đấu nào HLV Miura dẫn dắt ĐTVN hay U.23 VN, đội hình của ông thầy người Nhật luôn có sự xáo trộn và nhiều cầu thủ không được đá đúng vị trí sở trường. Việc thay đổi này, nếu như ở môi trường chuyên nghiệp với những cầu thủ đẳng cấp, có khả năng thích ứng nhanh đôi khi sẽ cho ra kết quả nhưng với môi trường BĐVN và cầu thủ Việt Nam, làm kiểu đó tôi nghĩ sẽ khó thành công.

Với các giải đấu khu vực, thường chỉ đá từ 3 đến 6 trận đấu để vào chơi trận chung kết, một đội bóng tham dự giải dù mạnh hay yếu nhất định phải đặt yếu tố ổn định nhân sự và lối chơi từ trước giải đấu tầm 1 đến 2 tháng. Có thể HLV Miura hiểu được cơ địa và sức chịu đựng của cầu thủ Việt Nam không cao nên đưa ra những phương án dự phòng trong trường hợp cầu thủ chính bị chấn thương và sẽ có những lựa chọn, thay thế tốt nhất. Tuy nhiên, các giải đấu chúng ta tham dự không phải sân chơi đường trường nên phương án, tính toán đó có thể là thừa và nó khiến chính các cầu thủ bị “loạn” với chính phương pháp của ông thầy.

 Lăng kính Văn Quyến: Bắt cầu thủ...  “bắt bài” thầy

Lấy ví dụ như thế này để hiểu dễ hơn. Khi còn thi đấu, việc liên tục được chơi bên cạnh một đồng đội hợp nhau trong nhiều trận đấu bao giờ hiệu quả cũng cao hơn, so với việc mỗi trận phải đá với một người khác nhau. Chưa hết, trước mỗi trận đấu ngoài việc phải tập trung vào chuyên môn thì các học trò của HLV Miura sẽ phải “vắt tay lên trán” suy nghĩ và “bắt bài” ông thầy của mình, xem trận đấu ngày mai sẽ đá ở vị trí nào, đồng đội chơi bên cạnh là ai để tự lên phương án cho mình. Đó là điều tối kỵ, chỉ thấy ở những trận cầu đỉnh cao có tính chất cân não chứ không phải với cầu thủ Việt Nam, và tôi nghĩ cách mà HLV Miura tính toán, áp dụng rất khó với BĐVN.

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm