Từ những cái tát của quá khứ đến chiến công của thầy trò Park Hang-seo

Nhà báo Hoàng Lâm (Song An)
thứ năm 6-12-2018 9:58:44 +07:00 0 bình luận
Sau trận đấu bán kết giữa tuyển Thái Lan và tuyển Malaysia, nhiều bạn bè nhắn tin cho tôi tỏ ra vui mừng vì tuyển Việt Nam đã tránh khỏi Thái Lan ở trận chung kết. Cũng phải thôi, chúng ta thua Thái Lan quá nhiều, tới mức nó trở thành một nỗi ám ảnh.

Sau trận đấu bán kết giữa tuyển Thái Lan và tuyển Malaysia, nhiều bạn bè nhắn tin cho tôi tỏ ra vui mừng vì tuyển Việt Nam đã tránh khỏi Thái Lan ở trận chung kết. Cũng phải thôi, chúng ta thua Thái Lan quá nhiều, tới mức nó trở thành một nỗi ám ảnh. 

Vả lại, thực tình mà nói, dù gì thì bóng đá Thái Lan cũng ở một tầm cao hơn hẳn so với những nước còn lại tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Tôi cũng không phân tích sâu về trận đấu, vì xem nó, ai yêu bóng đá cũng đã hiểu rồi, biết rồi. Bóng đá ăn nhau ở cái khoảnh khắc, ăn nhau ở cái tích tắc và cũng phân định bởi sai số có khi chỉ vài cm. Nếu Công Phượng có thể sút một cú mà đá ra ngoài khó gấp vạn lần vào trong thì tiền đạo Thái Lan cũng vậy, nếu bóng thấp hơn khoảng nửa gang tay, giờ này họ đã không là khán giả. Song, bóng đá Đông Nam Á có những lý lẽ riêng của nó và thật sự cũng không thể loại trừ cú chạm tay ở những phút cuối cùng lại có những liên hệ mật thiết với một nút enter nào đó của… nhà cái.

Đa nghi là cần thiết dù chúng ta không nên biến nó thành một phần quan trọng của cuộc sống. Tôi thì nghĩ rằng, gặp Thái chưa chắc đã dở, gặp lại Mã chưa chắc đã hay dù chúng ta vừa thắng họ. Thể thao hay cuộc sống có một điều đặc biệt: kẻ hút chết thường sống dai. Đây là kịch bản mà Hollywood vẫn dùng cho các bộ phim của mình. Nhưng điều quan trọng mà trận đấu giữa Thái Lan - Malaysia cho thấy, hơn thua là ở cái khát vọng.

Đôi khi cái tát cũng rất cần cho thầy trò Park Hang-seo - Ảnh 1.

Thái Lan (phải) ít khát vọng hơn so với Malaysia

Thái Lan không cho thấy khát vọng của họ ở sân chơi này, kiểu như một kẻ quá dư thừa vinh quang. Bằng chứng là việc cất hàng loạt ngôi sao, hoặc không gọi, hoặc cho rằng lực lượng hiện có là đủ. Cả hai trận đấu bán kết, Thái Lan thiếu đi cái khát vọng cần có, cái khát vọng lẽ ra họ phải thể hiện.

Malaysia thì khác. Giống như Việt Nam, vinh quang ở sân chơi này trốn tránh họ quá lâu. Hình ảnh một cầu thủ Malaysia gục xuống sân khóc nức nở sau khi hút chết trong gang tấc là một điển hình.

Malaysia thắng vì họ có khát vọng cao hơn.

Nhưng hãy đừng quên rằng, muốn gặp Malaysia thì chúng ta phải vượt qua Philippines ở Mỹ Đình đã.

Facebook vô tình nhắc lại rằng, đúng ngày này 6 năm trước, VFF đã phải tiến hành cuộc mổ băng phân tích trận thua của đội tuyển Việt Nam thời HLV Phan Thanh Hùng trước Philippines. Trận thua ấy khiến ĐTVN bị loại ngay tại vòng bảng.

Nhiều người cũng không quên rằng, thời Calisto, tại vòng bảng SEA Games năm 2009, Việt Nam đã thắng oanh liệt Malaysia 3-1 nhưng khi gặp lại ở trận chung kết, người Mã đã thắng với một pha phản lưới nhà của Xuân Hợp.

Đó là những cái tát đối với bóng đá Việt Nam. Cuộc sống đôi khi cũng cần những cái tát để chúng ta biết mình đang thiếu gì, biết mình đang sai ở đâu.

Đôi khi cái tát cũng rất cần cho thầy trò Park Hang-seo - Ảnh 2.

Bóng đá Việt Nam đã phải lĩnh nhiều "cái tát"

Không phải tôi cố tình nhắc lại những cái tát khi mà "virus tát" đang có nguy cơ lây lan trong giáo dục hiện nay. Hết Quảng Bình đến Hà Nội, cô giáo chỉ đạo cho học trò tát bạn mình. Đó là những cái tát phản giáo dục đang bị lên án.

Nhưng cũng đừng quên rằng, kỷ luật là một phần của giáo dục. Makarenko - nhà sư phạm lỗi lạc của Liên Xô trước đây - đã đưa ra một khái niệm về "bùng nổ giáo dục". Đó là việc phải có những tác động mạnh một cách đặc biệt với một số đối tượng là học sinh hư nhằm tạo ra ở họ những chuyển biến về mặt tâm lý, suy nghĩ, phá vỡ những suy nghĩ, thói quen, hành vi xấu, tạo ra những suy nghĩ, những tình cảm, những hành vi mới theo yêu cầu giáo dục. Makarenko khuyên các nhà sư phạm phải biết "nhẫn tâm", chủ nghĩa nhân đạo còn là tính nghiêm khắc không khoan nhượng đối với sai trái, vi phạm quy định của tập thể.

Thế nhưng quan điểm xuyên suốt của Makarenko chính là logic yêu thương - tôn trọng - tin tưởng - yêu cầu - nghiêm khắc. Makarenko cho rằng gạt bỏ việc trừng phạt là thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo giả dối. Nhưng chính ông cũng khẳng định: Chế độ trừng phạt phải được xây dựng trên cơ sở bảo vệ lợi ích của tập thể mà không hại đến một cá nhân nào.

Hãy nhớ về những cái tát bởi Philippines, bởi Malaysia trước đây. Đó chính là những cái tát cần thiết để hôm nay, thầy trò Park Hang-seo trưởng thành.

AFF Cup 2018: Sát thủ Philippines muốn Công Phượng và đồng đội "ôm hận" tại Mỹ Đình

Bài liên quan
Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm