CLB Quảng Ninh dừng hoạt động, cầu thủ đòi được 70 tỷ không?

thứ năm 26-8-2021 20:10:19 +07:00 0 bình luận
CLB Than Quảng Ninh tuyên bố dừng hoạt động 1 năm và cho rằng, không thể trả hết số nợ lương, lót tay 60-70 tỷ đồng. Vậy, các cầu thủ có đòi được khoản nợ đó từ Chủ tịch CLB Phạm Thanh Hùng?

- Việc CLB Than Quảng Ninh tuyên bố dừng hoạt động 1 năm, có nghĩa là đội bóng phá sản hay giải tán?

Đó là tuyên bố từ công ty, thành lập theo quy định pháp luật, giải quyết theo con đường pháp lý. Muốn hiểu tuyên bố dừng hoạt động 1 năm thế nào phải xem công ty đó gửi văn bản gì cho Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Hiểu theo logic, không có đội bóng nào lại tuyên bố dừng hoạt động một năm. 

“Khi nào có thông mới, chúng tôi sẽ gửi cho truyền thông. Hiện tại, chưa có thông tin gì nên chưa thể trả lời”, một quan chức của VFF cho biết khi được hỏi về việc CLB Than Quảng Ninh đã gửi các thủ tục “dừng hoạt động 1 năm” hay chưa. 

Chuyện một LĐBĐ quốc gia vì các lý do khác nhau không tham gia giải trong một thời gian nào và không thi đấu là chuyện bình thường. Đối với CLB thì có các cơ chế riêng. Muốn tham dự giải đấu đó, họ phải thi đấu như thế, thành tích ra sao. Một CLB phải có nghĩa vụ tham dự giải hoặc nếu không, họ bỏ giải chứ không thể giữ suất đó một năm rồi đá tiếp.

Các cầu thủ, thành viên BHL bị nợ lương, lót tay trong thời gian dài với con số lên đến 60-70 tỷ đồng.

Hiện tại, tất cả mới chỉ nghe thông tin “tuyên bố dừng hoạt động 1 năm” trên truyền thông. Còn muốn biết chính xác bản chất thế nào cần phải căn cứ hồ sơ, hồ sơ đó thể hiện như thế nào, từ đó sẽ có các bước giải quyết tiếp theo ra sao.

- Nếu phá sản, số phận đội bóng được giải quyết ra sao?

Không tham gia giải tức là không còn suất thi đấu ở giải VĐQG đó. Nếu đăng ký thi đấu phải ký hợp đồng lao động, trừ khi người lao động không muốn ký mà đá không cần trả tiền. Nếu trong trường hợp dừng thì phải giải quyết các chế độ, trách nhiệm dựa trên hợp đồng đã ký.

Theo luật, nếu dừng hoạt động, doanh nghiệp phá sản thì các quyền lợi được giải quyết dựa theo Luật phá sản. Đó là mối quan hệ với doanh nghiệp. Liên đoàn bóng đá không quy định. Nếu vẫn tồn tại, hoạt động bóng đá thì phải giải quyết theo luật, quy định hiện hành.

Khi doanh nghiệp, công ty dừng hoạt động, thường cố gắng tìm cách thương thảo và trả các chi phí đến thời điểm dừng. Còn nợ về trước nằm ở câu chuyện doanh nghiệp phá sản hay không phá sản, dựa theo trình tự thủ tục để tiến hành các bước tiếp theo. Thông thường, phá sản thì không còn gì để trả, nhiều trường hợp rủi ro. Giống như đi làm việc, nhìn thấy khả năng không làm ra tiền mà vẫn làm thì chấp nhận rủi ro.

Tài sản doanh nghiệp khác với tài sản của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp công ty thì tài sản thuộc công ty trả nợ. Nợ vượt quá thanh toán thì chịu rủi ro.

Căn cứ Khoản 5 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020 các khoản nợ của doanh nghiệp phải được thanh lý theo thứ tự ưu tiên như sau: 

“Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác;”

- Nếu dừng hoạt động có còn là thành viên của Liên đoàn bóng đá Việt Nam?

Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn bóng đá Việt Nam năm 2021 quy định:
 

 

- Trong trường hợp không còn là thành viên của LĐBĐ Việt Nam, trách nhiệm của Than Quảng Ninh như thế nào?

Căn cứ Điều 15, Quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2015) của Liên đoàn bóng đá Việt Nam quy định Trách nhiệm của câu lạc bộ không còn là thành viên của LĐBĐVN như sau:

“Câu lạc bộ không còn là thành viên của LĐBĐVN vẫn có trách nhiệm thực hiện các điều khoản của hợp đồng đã ký với cầu thủ hoặc những người khác, có trách nhiệm pháp lý đối với các khoản tiền đến kỳ phải trả theo quy định của các hợp đồng còn hiệu lực đã ký.”

- Trách nhiệm của CLB như thế nào với việc trả lương, lót tay cho cầu thủ?

Căn cứ Khoản 8 Điều 12, Quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2015) của Liên đoàn bóng đá Việt Nam quy định về vấn đề Tài chính như sau:

“Câu lạc bộ có trách nhiệm mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho huấn luyện viên và cầu thủ theo quy định của pháp luật; thanh toán các khoản lương, phụ cấp, các khoản thưởng, chi trả các khoản tiền bồi dưỡng tập luyện cho huấn luyện viên, cầu thủ theo thỏa thuận tại hợp đồng.”

- Đối với các cầu thủ vẫn còn hợp đồng với CLB, họ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không?

Điểm a, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 18 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam của LĐBĐVN quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bóng đá chuyên nghiệp trước thời hạn: Câu lạc bộ, cầu thủ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong các trường hợp theo quy định của Bộ luật lao động hoặc theo quy định của hợp đồng. 

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc không có lý do chính đáng, cầu thủ phải chịu trách nhiệm theo quy định của hợp đồng, quy định có liên quan của LĐBĐVN và quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong trường hợp sau đây: Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019

- Quy trình để cầu thủ, huấn luyện viên (người lao động) có thể gửi đơn kiện lên AFC, FIFA, nếu cơ quan thẩm quyền bóng đá Việt Nam không thể giải quyết như trường hợp của CLB Than Quảng Ninh?

Giữa cầu thủ Việt Nam và CLB ở Việt Nam thì không thể kiện lên FIFA. Về giải quyết tranh chấp quốc tế, cầu thủ ngoại mới kiện lên FIFA. Kể cả khi gửi đến LĐBĐ, nếu phá sản thì thực hiện trình tự theo Luật phá sản. Còn nếu vẫn còn hoạt động bóng đá, người lao động có thể kiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Các cầu thủ nhiều lần lên facebook để gây sức ép lên ban lãnh đạo đội bóng về việc nợ lương, lót tay quá lâu.

- V.League từng chứng kiến nhiều cuộc mua bán, chuyển giao như trường hợp Khánh Hòa chuyển giao cho Hải Phòng (2012) hay Thanh Hóa từng mua lại CLB Thể Công năm (2009). Vậy trường hợp cụ thể như Than Quảng Ninh, một đội bóng muốn mua lại sẽ phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào quy định của bóng đá chuyên nghiệp?

Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam của LĐBĐVN quy định về việc Chuyển đổi chủ sở hữu câu lạc bộ, đội bóng như sau:

a) CLB, đội bóng được chuyển đổi chủ sở hữu để đăng ký thi đấu trong địa giới hành chính của cùng một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Việc chuyển đổi chủ sở hữu câu lạc bộ, đội bóng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, của LĐBĐVN và không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của câu lạc bộ, đội bóng đối với Đơn vị tổ chức giải, LĐBĐVN, giải đấu và các bên thứ ba có liên quan. Nếu vi phạm, câu lạc bộ sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo Quy định về kỷ luật của LĐBĐVN. LĐBĐVN không công nhận việc chuyển đổi chủ sở hữu của CLB, đội bóng trong khi mùa giải đang diễn ra.

b) Việc chuyển đổi chủ sở hữu câu lạc bộ, đội bóng chỉ được LĐBĐVN công nhận khi các nghĩa vụ của chủ sở hữu cũ của câu lạc bộ, đội bóng đối với LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải, giải đấu và bên thứ ba có liên quan đã được thực hiện đầy đủ.

Số phận của CLB Than Quảng Ninh như "chỉ mành treo chuông".

Khi việc chuyển đổi chủ sở hữu câu lạc bộ, đội bóng được LĐBĐVN công nhận, chủ sở hữu mới có trách nhiệm tiếp nhận và đảm bảo các nghĩa vụ đối với LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải, giải đấu và bên thứ ba có liên quan kể từ thời điểm nhận chuyển giao câu lạc bộ, đội bóng.

c) Khi có sự chuyển đổi chủ sở hữu hoặc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, CLB, đội bóng được phép chuyển đổi tên gọi ít nhất 21 ngày trước ngày khai mạc giải và được giữ hạng của câu lạc bộ, đội bóng cũ nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có văn bản gửi LĐBĐVN xin chuyển đổi tên gọi, xin đăng ký thi đấu và giữ hạng của câu lạc bộ, đội bóng theo tên gọi mới. Tên gọi mới của câu lạc bộ, đội bóng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên gọi của câu lạc bộ, đội bóng đã đăng ký tham dự các giải bóng đá do Đơn vị tổ chức giải tổ chức.

- Có hợp đồng chuyển đổi giữa chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới quy định rõ trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với LĐBĐVN, Đơn vị tổ chức giải, giải đấu và bên thứ ba có liên quan hoặc quyết định chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

- Đã hoàn tất thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh;

- Trong danh sách cầu thủ đăng ký thi đấu của câu lạc bộ, đội bóng theo tên gọi mới phải có ít nhất 14 cầu thủ của câu lạc bộ, đội bóng cũ (câu lạc bộ, đội bóng chuyển giao) đã tham dự chính thức giải gần nhất của hạng đó do Đơn vị tổ chức giải, LĐBĐVN tổ chức trước khi chuyển giao.

- Câu lạc bộ, đội bóng chỉ được phép chuyển đổi chủ sở hữu sau khi đã tham dự 01 (một) giải chính thức do Đơn vị tổ chức giải tổ chức.

Tin cùng chuyên mục
Video
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm